UEVF-Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Pháp https://www.uevf.fr ĐOÀN KẾT - BẢN LĨNH - TRÍ TUỆ - CỐNG HIẾN Thu, 14 Sep 2023 08:14:29 +0000 fr-FR hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 https://www.uevf.fr/wp-content/uploads/2022/02/cropped-uevf-logo-2-32x32.png UEVF-Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Pháp https://www.uevf.fr 32 32 TƯNG BỪNG KHAI MẠC HỘI TRẠI THANH NIÊN, SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI CHÂU ÂU LẦN THỨ 9 https://www.uevf.fr/2023/09/14/tung-bung-khai-mac-hoi-trai-thanh-nien-sinh-vien-viet-nam-tai-chau-au-lan-thu-9/ https://www.uevf.fr/2023/09/14/tung-bung-khai-mac-hoi-trai-thanh-nien-sinh-vien-viet-nam-tai-chau-au-lan-thu-9/#respond Thu, 14 Sep 2023 08:07:21 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1965
Tối 24/8, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã diễn ra Lễ khai mạc Hội trại thanh niên sinh viên Việt Nam tại châu Âu lần thứ 9.
Tham dự Lễ khai mạc có Anh Nguyễn Ngọc Lương – Bí thư thường trực BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Ngài Đinh Toàn Thắng – Đại sứ Việt Nam tại Pháp; Bà Lê Thị Hồng Vân – Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO); Ông Nghiêm Xuân Đông- Giám đốc Trung tâm văn hoá Việt nam tại Pháp cùng gần 200 thanh niên, sinh viên người Việt, hoặc gốc Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở 10 nước châu Âu và Mỹ.

Hội trại Thanh niên Sinh viên Việt Nam khu vực châu Âu được tổ chức, với mục đích kết nối các bạn thanh niên, sinh viên người Việt và gốc Việt ở nước ngoài, cũng như tạo một sân chơi hấp dẫn, mở ra không gian giao lưu văn hóa, thể thao và khoa học bổ ích giữa các bạn trẻ, từ đó gắn kết và hướng về quê hương.

Hội trại thanh niên, sinh viên Việt Nam tại châu Âu được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại CH Séc và từ năm 2015 trở thành sự kiện thường niên, được luân phiên tổ chức ở các quốc gia khác nhau trong khu vực. Năm nay, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Pháp đăng cai tổ chức tại Paris với chủ đề « Tỏa sáng thế giới tương lai » với mong muốn mang đến cho các trại sinh trải nghiệm hành trình đổi mới sáng tạo hấp dẫn của thế giới.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Đại sứ và Các đại biểu từ các phái đoàn ghi nhận sự nỗ lực, đánh giá cao công tác chuẩn bị trách nhiệm cho Hội trại của Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp; hoan nghênh sự tham gia đầy đủ, nghiêm túc, trách nhiệm của các Hội Thanh niên, sinh viên, Hội Sinh viên Việt Nam tại Châu Âu. Đồng chí ghi nhận Hội trại năm nay có nhiều sự nỗ lực và sáng tạo của Hội Sinh viên chủ nhà Pháp và các nước thành viên; Hội trại là cơ hội tốt để các bạn thanh niên, sinh viên được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, thúc đẩy phát triển cá nhân và các tổ chức Hội, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Đồng chí cũng khẳng định công tác Đoàn, Hội và thanh niên ngoài nước là một bộ phận không thể tách rời, không thể thiếu của công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi và thanh niên Việt Nam. Gửi gắm niềm tin, kỳ vọng vào tiềm năng, trí tuệ, tinh thần dấn thân trách nhiệm, sáng tạo của các bạn cán bộ Hội, thanh niên sinh viên ngoài nước để có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong thời gian tới chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX.

Dự kiến trong 4 ngày diễn ra Hội trại, từ ngày 24 – 27/8, các trại sinh sẽ cùng nhau đi từ quá khứ, sang hiện tại và đến tương lai, thông qua các hoạt động phong phú như tọa đàm về đổi mới sáng tạo, tham quan triển lãm, giao lưu qua các trò chơi tập thể và khám phá thủ đô Paris.

]]>
https://www.uevf.fr/2023/09/14/tung-bung-khai-mac-hoi-trai-thanh-nien-sinh-vien-viet-nam-tai-chau-au-lan-thu-9/feed/ 0
Billeterie de VietFest 2023 – Un grand évènement de UEVF au printemps 2023 https://www.uevf.fr/2022/12/03/billeterie-de-vietfest-2023-un-grand-evenement-de-uevf-au-printemps-2023/ https://www.uevf.fr/2022/12/03/billeterie-de-vietfest-2023-un-grand-evenement-de-uevf-au-printemps-2023/#respond Sat, 03 Dec 2022 22:02:13 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1889

VIETFEST est le plus grand événement du printemps 2023 organisé par l’UEVF dans le but de mettre en relation des entreprises, de promouvoir le tourisme et les produits vietnamiens.

salle wagram 17 arrondissement

Informations sur l’événement :

📌 Date : 05/02/2023

📌 Horaire : 16h – 22h30 (heure française)

📌Lieu : Châteauform Salle WAGRAM, 39-41 Avenue de Wagram, 75017 Paris, France

La plus belle et luxueuse scène Wagram de Paris (à seulement 600m de l’Arc de Triomphe) est le lieu où se déroulent des activités uniques et spectaculaires de VIETFEST 2023. Nous n’attendons que vous pour compléter ce joyeux festival printanier. Passons maintenant au contenu du programme :
  • L’exposition des photos et des stands visent à renforcer les relations diplomatiques Vietnam-France, promouvoir le tourisme et la culture vietnamienne. Venez déguster des plats traditionnels ainsi qu’admirer les stands joliment décorés. Vous pouvez acheter une calligraphie, observer la danse de la licorne qui couvrent l’espace de la salle Wagram d’une ambiance joyeuse
  • Le programme a été suivi des performances culturelles uniques et accrocheuses. Vous trouverez l’harmonie entre tradition et modernité dans les performances imprégnées de l’identité culturelle du Vietnam. En particulier, ne manquez pas la finale du concours Miss Printemps – « La charme vietnamienne en Europe ». Venez admirer et encourager nos jolies filles à faire le catwalk avec les Áo Dai de la célèbre styliste Thuy Nguyen.
do ha ngan

Et pourtant, des ventes aux enchères avec des objets spéciaux et la tombola avec des cadeaux de valeur rendront le festival plus attrayant que jamais. Suivez nous pour savoir quel artist sera présent dans VIETFEST 2023.

Vu que le nombre de billets Early Bird aux tarifs avantageux est limité et uniquement disponible à la vente jusqu’au 12 décembre 2022, n’hésitez pas à réserver vos places rapidement. Comme pour les concerts, nous avons plusieurs niveaux de billets: VIP, First Class, Standard et Eco selon la position d’assise (il y a une explication claire dans le lien de billetterie, les places debout seront disponibles à la vente plus tard).

Particulièrement avec les billets VIP, vous serez servi le dîner avec le plus bel emplacement pour observer des performances sur scène. Et bien sûr, l’UEVF fera de bonnes affaires avec des commandes de billets VIP en grande quantité. Les entreprises qui achètent 1 table VIP sont considérées comme des bienfaiteurs. Vos logos seront affichés sur les médias de l’événement.

Si vous avez des questions sur les billets, veuillez nous contacter par e-mail uevf.vp@gmail.com.
Encore une fois, soyons l’un des premiers spectateurs à rejoindre l’événement avec nous
Les revenus de la vente des billets ne suffisent pas à couvrir les frais de location d’une salle luxueuse au centre de Paris et d’organisation de l’événement. C’est pourquoi nous souhaitons toujours la coopération et le parrainage des particuliers et des entreprises.
Les sponsors peuvent nous contacter par e-mail: uevf.ext@gmail.com pour des informations plus détaillées.

VIETFEST vous accueille dans la salle Wagram de Paris. Il s’agit d’une salle majestueuse située dans le 17è arrondissement de Paris.Bijou parisien édifié en 1812.

Situé à deux pas de l’Étoile, la Salle Wagram, ses décors prestigieux et ses équipements techniques de pointe vous immerge dans la vie royale. Il s’agit sans doute du plus ancien lieu de divertissement à Paris, dernier vestige architectural de ces salles de bal qui représentaient les hauts lieux de la « Vie Parisienne ». La Salle Wagram peut accueillir jusqu’à 1 300 personnes en cocktail sur les deux niveaux, 800 en format conférence et 550 en dîner assis avec une hauteur sous plafond de 12 m.

Elle peut assurer le déroulement de notre événement VIETFEST 2023 dans de meilleures conditions. Classée monument historique, la Salle Wagram, entièrement rénovée, a conservé ses décors d’antan tout en intégrant les équipements techniques de dernière génération.

Bénéficiez du prestige d’un ensemble architectural classé monument historique.en rejoignant notre plus grand événement jamais organisé par l’Union des jeunes et étudiants du Vietnam en France – UEVF.

]]>
https://www.uevf.fr/2022/12/03/billeterie-de-vietfest-2023-un-grand-evenement-de-uevf-au-printemps-2023/feed/ 0
VietFest 2023: Sự kiện hoành tráng đầu xuân 2023 của UEVF https://www.uevf.fr/2022/11/28/vietfest-2023-su-kien-hoanh-trang-dau-xuan-2023-cua-uevf/ https://www.uevf.fr/2022/11/28/vietfest-2023-su-kien-hoanh-trang-dau-xuan-2023-cua-uevf/#respond Mon, 28 Nov 2022 10:49:10 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1857

VietFest là sự kiện lớn nhất mùa Xuân năm 2023 tổ chức bởi UEVF với mục đích kết nối doanh nghiệp, quảng bá du lịch và sản phẩm Việt Nam.

salle wagram 17 arrondissement

Thông tin sự kiện:

📌 Ngày: 05/02/2023

📌 Thời gian: 16h – 22h30 (giờ Pháp)

📌 Địa điểm: Chateauform Salle WAGRAM, 39-41 Avenue de Wagram, 75017 Paris, Pháp

Sân khấu Wagram đẹp và xa hoa bậc nhất Paris (chỉ cách Khải Hoàn Môn 600m) chính là nơi diễn ra các hoạt động hoành tráng có một không hai của VIETFEST 2023. Chúng mình chỉ chờ các bạn đến hoàn thiện bức tranh xuân tươi vui ấy. Giờ hãy đến với nội dung chương trình:

Buổi triển lãm hình ảnh và các gian hàng nhằm mục đích củng cố quan hệ ngoại giao Việt-Pháp, quảng bá du lịch và văn hóa Việt Nam. Hãy đến để nếm thử các món ăn truyền thống cũng như ngắm nhìn các gian hàng được trang trí hết sức đẹp mắt như mùa xuân Quý Mão. Các hoạt động xin chữ thầy đồ, múa lân sẽ bao phủ không gian sân khấu Wagram bằng một không khí tươi vui và khiến con tim chúng ta rộn ràng cho một khởi đầu tốt đẹp 

Tiếp nối chương trình là Buổi biểu diễn nghệ thuật với những tiết mục văn nghệ đặc sắc mãn nhãn, giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mang đậm bản sắc Việt Nam. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ vòng chung kết cuộc thi Miss Xuân – “Duyên dáng Việt Nam tại châu Âu”. Hãy cùng đến chiêm ngưỡng và cổ vũ cho những cô gái xinh đẹp của chúng ta sải bước trong những tà áo dài thướt tha của nhà thiết kế nối tiếng Thủy Nguyễn.

do ha ngan

Chưa hết, các tiết mục đấu giá với những vật phẩm đặc biệt và xổ số trúng thưởng với những phần quà giá trị sẽ khiến cho festival nhiều màu sắc hơn bao giờ hết. Hãy theo dõi và cùng chờ xem những ai sẽ xuất hiện trong chương trình của chúng ta nhé …

Vì số lượng vé Early Bird có hạn và chỉ mở bán đến ngày 12/12/2022, các bạn đừng chần chừ mà hãy mau chóng đặt vé nhé. Cũng như những concert, chúng mình có các mức vé: VIP, First Class Standard và Eco tùy thuộc vào vị trí ngồi (Có giải thích rõ trong link bán vé, vé Standing sẽ mở bán sau). 

Riêng với vé VIP, các bạn sẽ được phục vụ bữa tối với vị trí đẹp nhất để mãn nhãn với những màn biểu diễn trên sân khấu. Và tất nhiên, UEVF sẽ có những ưu đãi lớn với những order vé VIP với số lượng lớn. Các doanh nghiệp mua 1 bàn VIP thì tương đương mức nhà hảo tâm, sẽ được gắn logo trên các ấn phẩm truyền thông của UEVF. 

Mọi thắc mắc về vé xin liên hệ qua email: uevf.vp@gmail.com.

Một lần nữa, hãy trở thành một trong những khán giả đầu tiên tham gia sự kiện cùng chúng mình thôi nào 🥰

Nguồn thu từ lượng vé bán ra không đủ để trang trải chi phí thuê địa điểm tại ‘trái tim’ của trung tâm Paris và tổ chức sự kiện nên BTC luôn mong muốn sự hợp tác, tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp.
Các nhà tài trợ có thể liên hệ về mail: uevf.ext@gmail.com để có thông tin chi tiết hơn.

Salle Wagram được xây dựng vào năm 1812. Kiến trúc của nơi này là sự kết tinh giữa nét đẹp kiến trúc cổ cộng hưởng với công nghệ âm thanh và ánh sáng hiện đại.

Gây ấn tượng ngay khi vừa bước vào chính là chiếc đèn chùm pha lê Bohemian được treo trên trần nhà cao 12m. Salle được trang bị máy chiếu Full HD ở giữa, xung quanh là các màn hình lớn và có dàn hệ thống loa đài hiện đại bậc nhất. Ở đây, mọi người sẽ như được đắm chìm vào thế giới sa hoa lộng lẫy của các bậc vua chúa thời xưa nhưng cũng sẽ được tận hưởng dư vị đầm ấm và náo nức của không khí mùa xuân do chương trình VietFest đem lại.

Diện tích của sảnh phòng Wagram hơn 1000 mét vuông và có sức chứa lên đến 1.300 người đứng và 800 người ngồi. Đáp ứng đủ nhu cầu cho sự kiện VietFest được diễn ra một cách hoành tráng nhất.

Sảnh phòng lịch sử này cũng từng là phòng thu của những tên tuổi lớn trong làng nhạc như Carl Schuricht, Sidney Bechet và Maria Callas và là địa điểm quay của nhiều bộ phim nổi tiếng như « The Last Tango in Paris » hay « Holding evening »

]]>
https://www.uevf.fr/2022/11/28/vietfest-2023-su-kien-hoanh-trang-dau-xuan-2023-cua-uevf/feed/ 0
Phát động cuộc thi Miss Xuân 2023 https://www.uevf.fr/2022/11/03/phat-dong-cuoc-thi-miss-xuan-2023/ https://www.uevf.fr/2022/11/03/phat-dong-cuoc-thi-miss-xuan-2023/#respond Thu, 03 Nov 2022 10:47:05 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1785

Năm Nhâm Dần 2022 sắp khép lại và chỉ vài ba tháng nữa thôi, những người con đất Việt ở khắp nơi trên thế giới sẽ lại hân hoan đón chào một năm mới: Quý Mão 2023. Người ta thường nói rằng mùa xuân lúc nào cũng thướt tha, yêu kiều như một cô gái đẹp. Vì vậy, với mong muốn mùa xuân 2023 trở nên rực rỡ, tươi mới hơn nữa, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp thiếu nữ Việt và quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế, UEVF quyết định mang cuộc thi Miss Xuân quay trở lại vào dịp Tết này.

Miss Xuân là cuộc thi đã có tuổi đời hơn 1 thập kỷ do UEVF tổ chức, đây là đấu trường nhan sắc và trí tuệ dành riêng cho các thiếu nữ Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Châu Âu.

miss xuan cover

Timeline cuộc thi MISS XUÂN 2023

Nhận hồ sơ: 𝟎𝟏/𝟏𝟎/𝟐𝟎𝟐𝟐 – 𝟏𝟎/𝟏𝟏/𝟐𝟎𝟐𝟐
Vòng sơ khảo: 𝟎𝟏/𝟏𝟎/𝟐𝟎𝟐𝟐 – 𝟏𝟓/𝟏𝟏/𝟐𝟎𝟐𝟐
Vòng chung kết (15 người): 𝟎𝟓/𝟎𝟐/𝟐𝟎𝟐𝟑, diễn ra trong khuôn khổ chương trình Gala Tết UEVF 2023 tại Chateauform Salle WAGRAM, 39-41 Avenue de Wagram (Cách Khải Hoàn Môn 600m, cạnh đại lộ Champs Elysées)

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn phim « Cô Ba Sài Gòn » đồng hành cùng Miss Xuân 2023

Các bạn chắc hẳn biết đến nhà thiết kế nổi tiếng – Thủy Nguyễn của Thuydesignhouse – người đã tạo ra những mẫu áo dài vô cùng nổi tiếng cho bộ phim: Cô Ba Sài Gòn.
Thủy Nguyễn là một họa sĩ và là một nhà thiết kế thời trang. Chị sinh ra trong một gia đình truyền thống, thừa hưởng những tích cách và nét đẹp đặc trưng của hình mẫu phụ nữ miền Bắc Việt Nam, tinh tế, đầy nữ tính và hết mực chăm lo cho gia đình. Đã từ lâu, chị luôn có một niềm yêu thích đặc biệt đối với nét nữ tính trong những thiết kế cổ điển của những nhà mốt danh tiếng của Pháp, Chanel hay Dior.
Các thiết kế của chị luôn chú trọng vào sự thoải mái, tiện dụng, nữ tính và sang trọng. Mang đậm phong cách của nhà thiết kế nhưng vẫn tôn lên cá tính nổi bật của người mặc. Các họa tiết truyền thống hay những chất liệu lụa, gấm hay những phụ kiện thô mộc là những yếu tố chị chú trọng trong thiết kế của của mình.
Đồng hành cùng Miss Xuân lần này, chị sẽ mang đến các thiết kế với màu sắc riêng và mang đậm những nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, 15 thí sinh lọt vào vòng chung kết sẽ được mang trên mình và trình diễn trong những bộ áo dài với đúng số đo do NTK Thủy Nguyễn thiết kế.

thuy nguyen miss xuan
phan thi ao dai

Cơ cấu giải thưởng

Hoa khôi : 500 Euro + Vương miện + Bộ áo dài của đơn vị tài trợ + Voucher
của các đơn vị tài trợ + Giấy chứng nhận của BTC
Á khôi 1: 300 Euro + Voucher của các đơn vị tài trợ + Giấy chứng nhận của
BTC
Á khôi 2 : 200 Euro + Voucher của các đơn vị tài trợ + Giấy chứng nhận của
BTC
Để tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các bạn thí sinh tham gia chương trình:
BTC sẽ tài trợ chi phí khách sạn 2 đêm 4/2 và 5/2 cho các thí sinh không ở
Paris;
Các thí sinh sẽ được tham dự bữa tiệc chiêu đãi trong đêm sự kiện;
Các thí sinh sẽ được nhận giấy chứng nhận của BTC.
Hãy lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ tại Miss Xuân 2023 nhé!
Thể lệ cuộc thi: https://bit.ly/MissXuan2023
Đơn đăng ký dự thi: https://bit.ly/DangkyMissXuan2023
𝑻𝒉𝒊́ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒈𝒖̛̉𝒊 𝒃𝒂̀𝒊 𝒅𝒖̛̣ 𝒕𝒉𝒊 𝒗𝒆̂̀ 𝒆𝒎𝒂𝒊𝒍: 𝒆𝒗𝒆𝒏𝒕@𝒖𝒆𝒗𝒇.𝒇𝒓
UEVF vẫn tiếp tục nhận hồ sơ của các doanh nghiệp muốn tài trợ cho Cuộc thi Miss Xuân và Sự kiện Gala Tết UEVF 2023.

]]>
https://www.uevf.fr/2022/11/03/phat-dong-cuoc-thi-miss-xuan-2023/feed/ 0
Sổ tay du học Pháp – Phần D: Đời sống học đường https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-d-doi-song-hoc-duong/ https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-d-doi-song-hoc-duong/#respond Fri, 30 Sep 2022 08:29:58 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1712

HÌNH THỨC GIẢNG DẠY, CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Hầu hết các trường trong đại học của Pháp có 3 loại giờ học :

    • Cours : Thường là dạy lý thuyết chung của môn học , cho một nhóm nhiều học sinh (có thể là học sinh của cả khóa), học trong amphi (tức giảng đường, thường giáo viên sẽ giảng bài bằng micro), có rất ít tương tác giữa giáo viên và sinh viên (giáo viên nói và sinh viên nghe), một môn học mới thường được bắt đầu bởi những giờ học cours này.
    • TD : Dạy theo từng nhóm nhỏ ( 10 – 30 người) để làm các bài tập liên quan tới môn học, và bổ sung, nói sâu hơn những kiến thức chưa được nói ở cours. Ngược lại với CM, tương tác giữa sinh viên và giáo viên nhiều hơn ở những cours TD, sinh viên có thể được gọi lên bảng để làm bài tập cũng như có quyền đặt ra những câu hỏi về những điều mà sinh viên chưa nắm bắt kịp ở cours CM.
    • TP : Giờ thực hành ở phòng thí nghiệm hoặc ở công trường. Thường giáo viên chỉ hướng dẫn sơ qua đầu giờ TP, sau đó sinh viên tự làm thực hành và viết báo cáo cho giáo viên sau buổi học và bài báo cáo sẽ được chấm điểm, giờ thực hành thường làm theo nhóm từ 2 sinh viên trở lên, kéo dài tầm 4 tiếng.

Ngoài 3 loại giờ học trên, có những môn học sẽ có các giờ projet , là giờ cho những đồ án, thường giáo viên sẽ đưa ra chủ đề chính dựa theo môn học và sau đó mỗi nhóm sinh viên sẽ đưa ra ý tưởng về dự án của nhóm mình xung quanh chủ đề mà giáo viên đưa ra sau khi được sự chấp thuận của giáo viên về ý tưởng của nhóm, mỗi nhóm sẽ chủ động thực hiện dự án trong những giờ projet và có thể phải làm thêm ở nhà vì giờ projet ở trường không đủ để làm, giờ projet ở trường chủ yếu là để tương tác với giáo viên nhờ giải đáp những vấn đề, khó khăn của nhóm trong việc phát triển dự án. Ngoài ra, có những trường có thể tổ chức thêm các cours soutiens để hỗ trợ những học sinh gặp khó khăn trong việc nắm bắt các kiến thức cũng như cách làm bài tập trong các cours ở trường.

HỘI, ĐOÀN SINH VIÊN

Thường mỗi trường đại học sẽ có một hội sinh viên chính, đại diện cho toàn thể sinh viên để tổ chức các sự kiện cho sinh viên như chào đón sinh viên mới, các đêm hội cho sinh viên, các buổi lễ tốt nghiệp,… có thể gọi chung là các buổi soirée với những chủ đề khác nhau nhằm kết nối tất cả các bạn sinh viên với nhau.

Ngoài ra ở trường học còn có các hội nhóm khác tùy thuộc vào từng trường và ngành học. Tất cả các sinh viên đều có thể đăng ký tham gia các nhóm này vào đầu năm học hay sẽ có những đợt tuyển vị trí làm việc trong các hội sẽ được thông báo qua email sinh viên. Việc tham gia vào các hội sinh viên cũng có thể giúp các sinh viên học được nhiều kỹ năng khác nhau tùy vào từng hội hơn hết là khả năng hòa nhập với các bạn mới cũng như làm việc nhóm.

PHÒNG GIÁO VỤ – SCOLARITÉ

Scolarité là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc đăng ký, hồ sơ nhập học, các thủ tục hành chính (học phí, dịch vụ) của sinh viên và là bộ phận sẽ cung cấp thẻ sinh viên cho các bạn.

Ngoài ra mỗi khoa đều có trưởng khoa phụ trách, bạn nên tìm hiểu và xin thông tin liên lạc bao gồm email, số điện thoại để kịp thời liên lạc khi có vấn đề hay thắc mắc gì thì có thể trực tiếp hỏi trưởng khoa.

THỜI KHÓA BIỂU

Thường sinh viên sẽ chỉ đến trường từ thứ 2 tới thứ 6 và được nghỉ thứ bảy chủ nhật. Lịch học sẽ thay đổi theo từng tuần tùy thuộc vào số môn học và tiến độ các môn học. Lịch học sẽ có online trên trang web của trường hoặc được dán ở bảng thông tin trước một vài tuần. Vì lịch học linh động nên sẽ có tuần học nặng và có tuần bạn lại có nhiều buổi nghỉ.

Mỗi giờ học sẽ thường được quy định là 2 tiếng cho cours và TD, 4 tiếng cho TP.

CÁC BUỔI SOIRÉE

Sinh viên Pháp được cho phép tổ chức các đêm hội vào buổi tối ở trong khuôn viên trường đại học và được uống rượu bia, hát hò, nhảy múa.Những sự kiện này phải diễn ra có kế hoạch, có chương trình cụ thể, có sự cho phép của nhà trường và thường được tổ chức bởi hội sinh viên. Đêm hội thường bắt đầu vào sau 10 giờ tối, kéo dài tới sáng sớm hôm sau. Các buổi soirée sẽ giúp kết nối các bạn sinh viên với nhau với những bài nhạc sôi động. Tuy nhiên vì thường diễn ra vào thứ năm nên nếu các bạn có cours vào thứ sáu thì đôi khi sẽ mệt mỏi trong việc tiếp thu bài vào sáng hôm sau.

CÁC KỲ NGHỈ – VACANCES SCOLAIRES

Không giống như ở Việt Nam, sinh viên ở Pháp có rất nhiều kì nghỉ khác nhau và được chia đều ra cho cả năm. Thời gian nghỉ sẽ bị lệch một ít giữa các vùng khác nhau của nước Pháp tầm 1 đến 2 tuần. Năm học thường sẽ bắt đầu từ đầu tháng 9 và có 5 kì nghỉ lớn, thường mỗi kỳ nghỉ sẽ bắt đầu vào thứ bảy và kéo dài 1 tuần hoặc 2 tuần (trừ nghỉ hè sẽ được nghỉ nhiều hơn).

Các kỳ nghỉ (vacances scolaires)

THỰC TẬP VÀ VỪA HỌC VỪA LÀM

1. Thực tập

1.1. Giới thiệu chung

Ở các bậc đại học và thạc sĩ của Pháp, tùy theo ngành học và trường học, ngay từ năm nhất đại học (Bac+1), bạn có thể phải làm thực tập bắt buộc. Những thực tập như vậy thường phải kéo dài ít nhất từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra đa số sinh viên của tất cả các ngành học đều phải làm một kỳ thực tập cuối khóa học (stage de fin d’études) bắt buộc, kéo dài tối đa 6 tháng.

Đối với lương cho thực tập sinh, mỗi công ty có một chế độ riêng. Nếu thời gian thực tập dưới 2 tháng, công ty có quyền trả hoặc không trả lương thực tập cho bạn. Với thời gian thực tập từ 2 tháng trở lên, luật quy định công ty bắt buộc phải trả lương thực tập, tối thiểu ở mức 15% của plafond horaire de la sécurité sociale (mức trần của bảo hiểm xã hội) nghĩa là 3,75€/1 giờ thực tập.

Hầu như tất cả các bạn thực tập sinh luôn được làm đúng công việc theo đề tài thực tập của mình ở công ty, mỗi thực tập sinh luôn có hai thầy hướng dẫn và theo dõi : một tuteur (thầy hướng dẫn) ở trường và một tuteur ở công ty.

Xin thực tập càng ngắn hạn thì càng khó vì đối với công ty vì điều đó không mang lại nhiều ích lợi.

1.2. Các cách tìm thực tập

Đối với thực tập, bạn nên chuẩn bị cẩn thận, bắt đầu tìm từ sớm và không nản chí vì cũng có rất nhiều sinh viên cần tìm thực tập mỗi năm. Bạn có thể phải gửi đi hàng trăm hồ sơ mới nhận được thực tập là chuyện bình thường. Vì vậy, chuẩn bị tốt hồ sơ và nộp sớm là điều rất quan trọng.

Để xin thực tập ở Pháp bạn bắt buộc phải có CV và lettre de motivation (thư động lực). nếu CV của bạn được lựa chọn, công ty sẽ liên lạc để phỏng vấn 1-2 vòng trước khi chính thức nhận bạn làm việc. Quá trình để được nhận thực tập có thể sẽ phải trải qua một hoặc hai vòng phỏng vấn.

Hằng năm UEVF tổ chức 3 – 4 số Atelier de CV (trong chuỗi Réussir en France) để sửa CV và hướng dẫn phỏng vấn nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên tìm thực tập và tìm việc. Đừng bỏ lỡ chương trình này nếu bạn muốn bỏ túi nhiều kinh nghiệm hữu ích từ những anh chị đi trước nhé!

Để tiếp cận với các offre thực tập bạn có rất nhiều phương thức khác nhau:

    • Réponse à une offre : Tìm kiếm các thông tin tìm thực tập sinh phù hợp với tiêu chí của bạn rồi gửi trực tiếp hồ sơ để được nhận cơ hội thực tập cho offre này.
    • Candidature spontanée : Bạn quan tâm tới công ty và ngành nghề của họ, bạn không biết liệu có một vị trí thực tập nào cho bạn hay không, bạn gửi hồ sơ của mình trực tiếp tới công ty họ và nêu ra nguyện vọng là muốn tìm thực tập về ngành cụ thể nào đó. Công ty sẽ trả lời bạn nếu họ thấy hứng thú với hồ sơ của bạn.
    • Gửi hồ sơ qua các forum, salon : Cứ mỗi mùa thực tập, có rất nhiều forum, salon được tổ chức bởi các trường đại học, các công ty hoặc các đơn vị cơ quan phối hợp với bộ giáo dục nhằm tạo cơ hội gặp gỡ giữa các nhà tuyển dụng và các sinh viên, người tìm việc. Bạn có thể tới tham gia những forum này để nghe các công ty giới thiệu và gửi hồ sơ tìm thực tập của bạn cho họ.
    • Tìm qua bạn bè, người thân : Bạn có thể nói cho bạn bè những người mà bạn quen biết rằng bạn đang tìm thực tập về một ngành nào đó cụ thể với thời gian là bao lâu rồi nhờ họ hỏi xem công ty của họ có cần thực tập sinh trong lĩnh vực này không hoặc họ có biết ai cần thì giới thiệu giúp bạn.
    • LinkedIn : Bạn có thể đăng CV và viết tìm thực tập lên tài khoản LinkedIn của bạn.
    • Qua các công ty, tổ chức hợp tác với trường : Thường mỗi trường đại học đều có hợp tác với một số công ty, tổ chức có ngành học liên quan. Mỗi năm họ sẽ mở nhiều vị trí thực tập và gửi cho trường, trường sẽ gửi thông tin tới các sinh viên cần tìm thực tập của mình, các bạn có thể gửi hồ sơ của mình cho những vị trí thực tập bạn thấy thích hợp.

1.3. Quá trình xin thực tập

Về quá trình xin thực tập, sau khi nhận được hồ sơ của bạn, công ty sẽ nghiên cứu và trả lời bạn trong khoảng 3-4 tuần sau đó, hoặc nếu nhanh có thể từ vài ngày đến một tuần. Nếu được tuyển, bạn sẽ phải qua 1 đến 2 vòng phỏng vấn. Thành công các vòng tuyển loại này bạn sẽ được nhận vào làm thực tập sinh.

Nhiều thực tập cuối khóa học (stage de fin d’études) có thể mang tính chất « pré-embauche ». Có nghĩa rằng nếu bạn làm việc tốt, công ty sẽ nhận bạn vào làm việc chính thức với hợp đồng ngắn hạn (CDD) hoặc dài hạn (CDI) sau khi bạn kết thúc thực tập.

1.4. Một số trang web dành cho việc tìm kiếm thực tập

2. Vừa học vừa làm – Formation en alternance

Alternance là một hình thức đào tạo theo hệ vừa học vừa đi làm ở công ty. Cho một năm học thì một phần thời gian bạn sẽ học ở trường và thời gian còn lại bạn sẽ làm việc ở công ty. Lịch và nhịp học, nhịp đi làm sẽ phụ thuộc vào chương trình đào tạo của mỗi trường (có thể là 2 ngày ở trường 3 ngày ở công ty hoặc 1 tuần ở trường 1 tuần ở công ty cho thời gian đầu), thường 6 tháng cuối mỗi năm học bạn sẽ đi làm hẳn ở công ty như thực tập.

Công ty nhận bạn làm alternance sẽ trả tiền học phí cho bạn và trả tiền lương cho bạn. Kể cả thời gian đi học ở trường bạn cũng sẽ được nhận tiền lương. Vì thế học theo chương trình alternance bạn sẽ có lương cả năm học và đủ để chi trả cho cuộc sống sinh viên của bạn ở Pháp, hơn nữa, học alternance bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm trong việc đi làm ở công ty hơn nên lúc ra trường sẽ dễ xin việc làm hơn. Vì vậy để học alternance bạn phải vừa tìm được trường và tìm được công ty nhận bạn làm Alternance.

Khi bạn đã tìm được trường và ngành học phù hợp với bản thân theo chương trình alternance, bạn phải bắt đầu quá trình gửi CV, lettre de motivation để tìm công ty. Bạn phải có công ty mới theo học được chương trình đào tạo này. Và để tìm công ty thì bạn có thể làm theo các cách tìm thực tập như ở phía trên, riêng chỉ có khác là bạn cho alternance thay vì chọn thực tập khi thực hiện tìm kiếm, hơn nữa tìm alternance phải được tìm trước khi bạn bắt đầu năm học.

Điều kiện để xin Alternance:

    • Đã ở Pháp ít nhất 1 năm
    • Dưới 26 tuổi

Link tham khảo: https://www.alternance-professionnelle.fr/salaire-contrat-apprentissage/

]]>
https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-d-doi-song-hoc-duong/feed/ 0
Sổ tay du học Pháp – Phần C: Thủ tục khi tới Pháp https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-c-thu-tuc-khi-toi-phap/ https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-c-thu-tuc-khi-toi-phap/#respond Fri, 30 Sep 2022 08:28:21 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1701

ĐĂNG KÝ NHẬP HỌC

Để chính thức trở thành sinh viên của trường mình theo học, bạn phải đi đăng kí nhập học. Các bạn nên lưu ý xem thông tin về thời gian nhập học khi tìm hiểu đăng ký xin học vào trường đó. Khi đăng kí nhập học, ngoài các giấy tờ yêu cầu, bạn sẽ phải đóng học phí (frais d’inscription et/ou frais de scolarité) và các phí không bắt buộc khác như phí sử dụng phòng tập và tham gia các hoạt động thể thao, phí truy cập cơ sở dữ liệu của trường…

Nộp phí học đường CVEC

Phí CVEC sẽ được sử dụng để đầu tư cho các hoạt động mà sinh viên sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất. Các hoạt động đó sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau : chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ luyện tập thể thao, các hoạt động tiếp cận với nghệ thuật, với văn hoá, cải thiện việc đón tiếp sinh viên.

Tất cả các sinh viên bắt đầu theo học tại một cơ sở giáo dục bậc Đại học chính quy tại Pháp công lập hoặc tư nhân, dù quốc tịch Pháp hay quốc tịch nước ngoài, đều phải đóng phí CVEC (Số tiền phải trả cho phí CVEC là 92€ đối với năm học 2022 – 2023). Phí CVEC mỗi năm sẽ được định giá lại trong những năm học sau. Sinh viên bắt buộc phải có chứng nhận đã thanh toán phí CVEC hoặc chứng nhận miễn phí CVEC trước khi làm thủ tục hành chính nhập học tại trường. Phí CVEC có thể trả trực tuyến hoặc trực tiếp bằng tiền mặt.

Thanh toán phí CVEC

Dù là sinh viên thuộc trường hợp được miễn đóng phí CVEC, bạn vẫn phải đăng kí tài khoản trên trang messervices.etudiant.gouv.fr và kết nối với trang web cvec.etudiant.gouv.fr. Ở đó, bạn sẽ cần tải phiếu chứng nhận miễn phí CVEC và giữ nó thật cẩn thận để xuất trình khi nhập học. Các bạn cũng nên mua bảo hiểm y tế bổ sung (mutuelle). Chỉ trả thêm một khoản chi phí nhỏ nhưng bạn sẽ được lợi rất nhiều trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình (tham khảo phần Khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế để biết thêm chi tiết). Vào thời điểm nhập học, các quỹ bảo hiểm sinh viên sẽ có mặt tại các trường đại học để cung cấp thông tin cho bạn.

Phí ghi danh (trường công)

Chính phủ Pháp đã thông báo kể từ năm 2019, phí ghi danh bậc Cử nhân và Thạc sĩ trong các ĐH công lập ở Pháp dành cho sinh viên ngoài khối EU sẽ tăng. Đến năm học 2022-2023, có một số trường đại học vẫn không tăng học phí, tức là sinh viên vẫn chỉ nộp phí ghi danh vào trường theo mức cũ (170€/năm cử nhân và 243€/năm học cao học). Bạn hãy xem thông tin này trực tiếp tên website của từng trường mà bạn muốn theo học hoặc phiếu thông tin trường trong hồ sơ Etudes en France của bạn.

Phí ghi danh trường công

MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Mở một tài khoản ngân hàng tại Pháp là một trong những yếu tố cần thiết nhất của tất cả các bạn du học sinh. Tài khoản ngân hàng của bạn sẽ được dùng để nhận tiền gia đình gửi từ Việt Nam, nhận học bổng, nhận tiền hỗ trợ thuê nhà, nhận tiền bồi thường bảo hiểm…

Đặc biệt là đăng ký sử dụng thuê bao điện thoại trả trước (giá hợp lý hơn so với thuê bao trả sau), chi phí nhập học và mua sắm nói chung.

Ở Pháp phổ biến cả 2 loại ngân hàng:

    • Ngân hàng truyền thống (phần lớn các du học sinh sử dụng): LCL, BNP Paribas, Société Générale,…
    • Ngân hàng số : Nickel, Fortuneo, Hello Bank, Orange Bank, Boursorama,…

Những giấy tờ cần thiết để mở tài khoản ngân hàng:

    • Hộ chiếu + Visa
    • Giấy đăng ký ghi danh do trường cấp
    • Chứng minh nơi ở ( OFII + Hợp đồng thuê nhà )
    • Giấy khai sinh ( dịch thuật và công chứng )

Để mở tài khoản tại các ngân hàng truyền thống, các bạn thường phải đặt hẹn (không nhanh chóng như ở Việt Nam) và trình các giấy tờ bản gốc cần thiết theo yêu cầu của từng ngân hàng (thường là hộ chiếu, giấy tờ xác nhận nơi cư trú như hợp đồng nhà, hóa đơn điện nước…).

Việc rút tiền từ cây ATM, chuyển khoản giữa các ngân hàng ở Pháp là miễn phí đối với hầu hết các ngân hàng. Phí duy trì thẻ hàng tháng của các ngân hàng tại Pháp thường là khá cao đối với người đi làm nhưng lại thường miễn phí đối với sinh viên. Trong trường hợp nhân viên ngân hàng đề nghị mức phí cao thì các bạn có thể đàm phán để hạ mức phí xuống bằng 0 euro/tháng với lý do các bạn đang là sinh viên. Sau khi mở tài khoản ngân hàng các bạn có thể yêu cầu 1 quyển séc để viết séc thanh toán trong các trường hợp cần thiết.

Hàng năm các chi hội sinh viên thường có hợp tác với các ngân hàng để giúp du học sinh mở thẻ sinh viên với thủ tục đơn giản hơn, miễn phí hoặc có thêm một số ưu đãi. Để biết thêm chi tiết các bạn có thể liên hệ trực tiếp với các chi hội hội sinh viên tại thành phố nơi bạn sẽ đến học tập.

ĐĂNG KÝ THUÊ BAO DI ĐỘNG

1. Mục đích

Sau khi đến Pháp, để thuận tiện trong việc mở tài khoản ngân hàng hoặc làm thẻ lưu trú (titre de séjour) thì các bạn cần cung cấp số điện thoại di động của bản thân để nhận được thông báo hoặc được liên hệ khi cần thiết.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng số điện thoại di động để liên lạc với bạn bè hoặc cơ quan chức năng trong trường hợp khẩn cấp. Do đó việc đăng ký thuê bao di động là một trong những việc cần thiết giúp các bạn ổn định cuộc sống ở Pháp.

2. Phương thức

Hiện nay ở Pháp có 4 nhà mạng lớn cung cấp dịch vụ viễn thông là Orange, SFR, Bouygues Telecom và Free. Ngoài ra còn có những nhà mạng ảo khai thác chung mạng lưới của 3 nhà mạng lịch sử đầu tiên của Pháp như Virgin Mobile, La Poste Mobile, Lycamobile, Lebara mobile.

Đặc điểm chung của các nhà mạng này là bạn có thể đăng ký sim trực tiếp trên website (tất cả các nhà mạng) hoặc đăng ký tại các điểm giao dịch (các nhà mạng lớn : SFR, Orange, Bouygues Telecom, Free). Trong trường hợp đăng ký qua website, sim điện thoại sẽ được gửi về tận nhà theo địa chỉ cung cấp.

Đối với giá sim Các mạng di động ảo (Lycamobile, Lebara mobile, …) cung cấp sim miễn phí. Bốn nhà mạng lớn, SFR, Orange, Bouygues Telecom, Free, đồng thu phí Sim là 10 euros cho cả thuê bao trả trước và trả sau.

2.1. Thuê bao trả trước (Carte prépayée)

Gói trả trước thường được dành cho các bạn sử dụng trong thời gian đầu mới đến Pháp và khách du lịch.

Để đăng ký gói trả trước bạn cần xuất trình hộ chiếu.

Địa điểm mua sim trả trước tại sân bay: FNAC, Les Boutiques Relay, Kiosque 4G d’Orange,…

Với các gói trả trước, bạn có thể thanh toán bằng đa dạng các hình thức: mua thẻ nạp trong siêu thị, tabac (có thể thanh toán bằng tiền mặt) hoặc nạp tiền trực tiếp qua website của nhà mạng bằng thẻ ngân hàng.

Thanh toán tùy theo mức tiêu thụ hàng ngày, điều này phù hợp cho những người sử dụng ngắn ngày hoặc không có quá nhiều nhu cầu sử dụng viễn thông.

Tuy nhiên Thuê bao trả trước ở Pháp rất đắt, đặc biệt là thuê bao trả trước của các nhà mạng lớn (SFR, Orange, Bouygues Telecom), thời hạn sử dụng số tiền nạp thêm ngắn. Nếu muốn dùng thuê bao trả trước, nên xem xét dịch vụ của các mạng ảo (Lycamobile, Lebara mobile, …). Các gói trả trước hầu như không có khuyến mãi.

2.2. Thuê bao trả sau (Forfait)

Gói trả sau (Forfait) được sử dụng phố biến với những người cư trú tại Pháp trong thời gian dài.

Để đăng ký gói trả sau của các nhà mạng bạn cần:

    • Hộ chiếu (Passport).
    • Hợp đồng nhà, hóa đơn điện/ nước/ gas/ hoặc quittance de loyer trong 3 tháng gần nhất. Nếu ở Crous thì bạn lấy giấy chứng nhận nhà ở.
    • Số tài khoản ngân hàng (RIB).

Mức cước phí dịch vụ rẻ hơn so với cước phí của thuê bao trả trước, thời gian sử dụng cố định hơn.

Các nhà mạng thường giảm phí thuê bao cho năm đầu tiên nhưng có thể đi kèm điều kiện cam kết không chuyển mạng trong một khoảng thời gian sau khuyến mãi.

Có hình thức thuê bao trả sau không có ràng buộc về thời hạn tối thiểu sử dụng.

Với thuê bao trả sau, thông thường các nhà mạng chỉ chấp nhận thanh toán qua trích nợ tự động vào tài khoản ngân hàng vào đầu mỗi kỳ thanh toán (1 tháng) và không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt hoặc séc. Riêng Free mobile có thể thanh toán cước phí tại quầy giao dịch hoặc thông qua tài khoản người dùng trên trang điện tử của nhà mạng.

Phí phát sinh ngoài gói cước đăng ký (ví dụ vượt dung lượng Internet cho phép, gọi quốc tế ngoài liên minh Châu Âu) khá cao.

2.3. Lưu ý chung

Đọc kỹ “Conditions générales de vente” trước khi đăng ký.

Tham khảo “Brochure tarifaire des offres” hoặc website của các nhà mạng khi đăng ký. Lưu ý ở Pháp không phân biệt cước phí nội mạng, ngoại mạng như ở Việt Nam.

Các nhà mạng cho phép chuyển mạng giữ số miễn phí. Người dùng chỉ cần cung cấp mã số RIO, nhà mạng chuyển tới sẽ làm các thủ tục để lấy số từ nhà mạng chuyển đi. Khi mới đến Pháp, bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đã có thẻ ngân hàng đăng ký giúp sim và gói cước trả sau. Sau khi có thẻ ngân hàng chỉ cần đổi lại thông tin thanh toán trên website hoặc app của nhà mạng.

THỦ TỤC LƯU TRÚ

1. Năm đầu tiên ở Pháp: Xác nhận visa sinh viên

Khi đến Pháp, bạn cần phải xác nhận Visa sinh viên VLS-TS mà bạn đã được cấp để sang Pháp du học. Thủ tục này được thực hiện trực tuyến từ ngày 18/02/2019. Bạn có ba tháng để thực hiện thủ tục này.

Bạn cần biết : trong vòng 3 tháng sau khi đến Pháp, bạn có thể tự do đi lại ngoài lãnh thổ Pháp và rời khu vực Schengen mà không cần xác nhận VLS-TS. Sau thời gian đó, nếu bạn vẫn chưa làm thủ tục này, bạn phải xin một visa mới để quay trở lại Pháp.

Việc này quan trọng vì nó cho phép bạn:

    • Ở trong lãnh thổ Pháp một cách hợp pháp trong suốt thời gian hiệu lực của VLS-TS
    • Tự do đi lại ngoài lãnh thổ Pháp và rời và quay lại khu vực Schengen.

Để làm thủ tục này, bạn cần có :

    • Visa của bạn
    • Một địa chỉ thư điện tử (email) đang hoạt động
    • Địa chỉ chỗ ở tại Pháp
    • Thẻ ngân hàng để thanh toán trực tuyến tiền thuế cấp thẻ lưu trú. Nếu bạn không có thẻ ngân hàng, đừng lo lắng, bạn có thể mua tem điện tử tại một quầy Tabac bằng tiền mặt.

Những bước xác nhận VLS-TS:

➔ Kết nối vào https://administration-etrangers-en-france.interieur.gouv.fr/particuliers/

➔ Điền thông tin visa của bạn và các thông tin cá nhân khác

➔ Cung cấp ngày đến và địa chỉ tại Pháp

➔ Thanh toán tiền thuế cấp thẻ lưu trú là 60 euros theo hai cách:

    • Mua tem điện tử trực tuyến
    • Điền số hiệu tem điện tử đã mua ở quầy tabac

➔ Tải giấy Xác nhận VLS-TS.

VLS-TS của bạn đã được xác nhận, bạn sẽ nhận được hai emails : email cung cấp các thông tin để truy cập vào hồ sơ cá nhân của mình, xác nhận visa của bạn có trong hồ sơ cá nhân đó ; email thứ hai xác nhận những thông tin bạn đã cung cấp, email này xác nhận bạn có thể tải giấy xác nhận VLS-TS. Bạn nên in ra một bản để phòng khi cần dùng đến.

Mời các bạn tham khảo thông tin về thủ tục đăng ký cư trú cho sinh viên nước ngoài tại Pháp trên dịch vụ công của Pháp.

2. Các năm tiếp theo: xin thẻ cư trú (titre de séjour)

Thẻ lưu trú cần được gia hạn 3 tháng trước khi giấy phép lưu trú của bạn hết hạn. Nếu vượt quá thời gian này, bạn có thể phải nộp phạt lên tới 180e.

Yêu cầu gia hạn giấy phép cư trú được thực hiện trực tuyến trên nền tảng quốc gia ANEF-séjour.

Các tài liệu cần nộp để gia hạn:

a. Các giấy tờ cá nhân:

    • Passeport còn có giá trị ít nhất là 1 năm và bản photo các trang có các thông tin cá nhân và visa
    • 4 ảnh mới chụp cỡ 3,5×4,5cm, phông nền màu trắng/ghi sáng (chụp tại Pháp khoảng 5€)
    • Nếu bạn xin titre lần đầu tiên thì cần nộp giấy khai sinh đã dịch ra tiếng Pháp

b. Giấy tờ liên quan đến nhà ở (được làm không quá 3 tháng đến ngày nộp hồ sơ):

    • Nếu bạn ở CROUS: Giấy chứng nhận của CROUS
    • Nếu có người cho bạn cùng: Giấy chứng nhận của người đó về việc cho bạn ở + Photo 2 mặt thẻ cư trú (nếu không phải là người Pháp) hoặc thẻ căn cước (nếu là người Pháp).
    • Nếu bạn thuê nhà: hóa đơn tiền nhà + Hợp đồng thuê nhà (hoặc thuế nhà ở, hoặc hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại cố định)

c. Giấy tờ liên quan đến việc học tập:

Trong tất cả mọi trường hợp bạn cần:

    • Giấy chứng nhận nhập học Certificat de scolarité hoặc thẻ sinh viên có ghi ngành bạn theo học.
    • Bằng hoặc bảng điểm năm học trước

Tuỳ vào trường hợp cụ thể bạn nộp thêm giấy tờ sau:

    • Nếu bạn chuẩn bị theo học một trình độ thấp hơn trình độ mà bạn đã đạt được thì cần viết thư giải thích.
    • Nếu bạn là nghiên cứu sinh: kể từ năm thứ ba trở đi cần thư của người hướng dẫn ghi rõ tên đề tài, tiến triển công việc và ngày bảo vệ dự kiến.

d. Giấy tờ liên quan đến tài chính:

    • Nếu bạn có học bổng: Giấy chứng nhận học bổng
    • Nếu bạn đã đi làm: bảng lương 3 tháng gần nhất
    • Nếu bạn học tự túc phải có 1 khoản tiền nhất định cho việc chi tiêu hàng tháng (khoảng 615€ x 10 tháng): Giấy chứng nhận của ngân hàng về số tiền bạn có + 6 sao kê gần đây nhất hoặc các khoản tiền từ nước ngoài được chuyển vào tài khoản của bàn trong 6 tháng gần đây

Số tiền này thay đổi hàng năm và theo quy định của quy định của Bộ Nội vụ tham khảo tại đây.

Nếu có đơn vị hoặc ai cho bạn tiền học: Giấy chứng nhận việc sẵn sàng chi trả cho bạn + photo giấy chứng minh thư của họ + giấy chứng nhận thu nhập của họ bao gồm giấy nộp thuế (avis d’imposition) + 3 bảng lương gần nhất hoặc sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất (relevés bancaires).

Lưu ý: trong trường hợp về Việt Nam khi chỉ có Giấy xác nhận gia hạn thẻ lưu trú lần đầu – “Récipissé de la Première Demande”, các bạn sẽ không được nhập cảnh trở lại vào Pháp. Trong vòng 3 tháng từ ngày nhận Récépissé, bạn sẽ nhận được tin nhắn SMS báo ngày nhận Titre tại Préfecture và loại tem fiscal cần phải mang đến để nhận Titre. Tem này có thể mua tại các sạp báo, quầy thuốc lá, hoặc qua mạng.

LƯU Ý ĐỐI VỚI SINH VIÊN DƯỚI 18 TUỔI – MINEUR SCOLARISÉ

1. Visa diện Mineur Scolarisé là gì ?

Những sinh viên muốn sang Pháp du học chưa đủ 18 tuổi tính đến ngày nhập cảnh Pháp phải làm thủ tục xin Visa diện “Mineur Scolarisé”.

Tham khảo thêm thông tin tại đây.

2. Một số lưu ý khi làm hồ sơ xin Visa Mineur Scolarisé

Đối với các bạn sinh viên dưới 18 tuổi tính đến ngày nhập cảnh vào Pháp, bố mẹ đang không sinh sống trong vùng lãnh thổ của Pháp, mong muốn đến Pháp để học đại học, hoặc tham gia vào các khóa học tiếng tại Pháp, cần có người chấp nhận giám hộ tại Pháp và quyết định những việc liên quan đến bạn thay cho bố mẹ. Hồ sơ xin Visa cho các bạn bao gồm (bạn nên liên hệ cơ quan xin thị thực TLS để có những cập nhật
chính xác nhất):

    • Passeport, tờ khai xin thị thực, ảnh thẻ
    • Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu
    • Giấy báo trúng tuyển của trường đại học ở Pháp (tải từ hồ sơ Etudes en France)
    • Chứng nhận nhà ở
    • Chứng chỉ tiếng Pháp hợp lệ
    • Giấy ủy quyền của bố mẹ (Autorisation parentale)
    • Giấy đồng ý bảo lãnh của người giám hộ hợp lệ tại Pháp cùng giấy tờ tùy thân và giấy tờ nhà
    • Giấy tờ bảo lãnh tài chính

3. Thủ tục, giấy tờ khi đến Pháp

3.1. Thẻ ngân hàng

Việc làm thẻ ngân hàng cho sinh viên dưới 18 tuổi rất khó khăn, gần như là không được, vì phải có sự có mặt của bố mẹ để ký hợp đồng (giấy bảo lãnh của garant và giấy ủy quyền của bố mẹ mà các bạn dùng khi đi xin Visa không có giá trị cho việc mở thẻ ngân hàng). Vậy nên tốt hơn hết là bạn phải làm thẻ ngân hàng NGAY SAU sinh nhật 18 tuổi và làm thẻ ngân hàng như một sinh viên đủ tuổi. Đây là việc đầu tiên bạn nên làm một khi đủ tuổi để có đủ điều kiện khai tài khoản Ameli và từ đó nhận số bảo hiểm xã hội chính thức cũng như làm thẻ cư trú sau đó.

Lời khuyên : Hãy mang theo bạn một Thẻ thanh toán quốc tế được bố/ mẹ bạn mở tại một ngân hàng ở Việt Nam theo tài khoản của bố/mẹ bạn theo hình thức thẻ mẹ – con. Một số nơi không chấp nhận thẻ này thì bạn cần phải nhờ tới bạn bè/ người bảo lãnh hay dùng tiền mặt.

3.2. Thẻ lưu trú – Titre de séjour

Với Visa Mineur Scolarisé, các bạn sau khi đặt chân đến Pháp sẽ không phải làm thủ tục xác nhận Visa, mà thay vào đó sẽ phải liên hệ với Préfecture tại nơi bạn sống để làm thủ tục xin Titre de Séjour Étudiant trong vòng 3 tháng kể từ ngày đủ 18 tuổi. Với một vài Préfecture (tùy tỉnh thành bạn sinh sống), bạn sẽ làm thủ tục này trong vòng 3 tháng trước khi hết hạn Visa Mineur.

Để biết thêm những thông tin cần thiết như mẫu khai xin Titre de Séjour, các giấy tờ đi kèm, số tiền cần có để chứng minh tài chính,… xin hãy liên hệ với Préfecture nơi bạn sống; vì mỗi vùng/thành phố sẽ có quy định khác nhau. Tại các thành phố lớn, bạn có thể đến Welcome Desk để tham vấn Accueil về thủ tục làm titre và được hướng dẫn đặt hẹn online.

3.3. Thuê nhà

Khi là mineur các bạn nên thuê ở các cá nhân có thể chấp nhận cho bạn trả tiền mặt và không cần người bảo lãnh.

Phần lớn các công ty cho thuê nhà yêu cầu bạn có một người bảo lãnh, đây là người phải có công việc, thu nhập ổn định thường có mức lương tối thiểu gấp 3 lần số tiền thuê nhà, sống tại Pháp để đảm bảo việc họ có thể thu đầy đủ tiền nhà hàng tháng của bạn.. Khi đó người bảo lãnh cần đứng ra ký hợp đồng nhà cho bạn và nộp kèm theo giấy tờ tùy thân, hóa đơn điện nước và chứng minh thu nhập của ba tháng gần nhất.

Trong một số trường hợp bạn sẽ cần có tài khoản ngân hàng khi thuê để họ rút tiền nhà hàng tháng hoặc để bạn ký séc hàng tháng gửi cho chủ nhà. Do vậy, khi thuê nhà, bạn cần có 1 người khác có tài khoản ngân hàng đứng ra thay mặt bạn trả tiền nhà cho chủ nhà, có thể là người bảo lãnh, bạn bè, anh chị người quen. Sau khi bạn đủ 18 tuổi và có thẻ ngân hàng, bạn chỉ cần thông báo cho chủ nhà/công ty chủ về việc đổi tài khoản để rút tiền, thủ tục này khá đơn giản, bạn chỉ cần gửi RIB đến cho họ, có thể phải điền 1 đơn cho phép rút tiền là xong.

3.4. CAF

Tất cả mọi người khi thuê nhà có hợp đồng đều có quyền xin CAF để hỗ trợ một phần số tiền nhà ở, các bạn mineur mới đến Pháp cũng không ngoại lệ. Hạn chế của các bạn khi khai hồ sơ xin CAF, đó là các bạn sẽ không có số bảo hiểm xã hội “numéro de sécurité sociale” (tuy nhiên các bạn có thể dùng số tạm thời được cho bởi CAF) và đặc biệt là chưa mở được tài khoản ngân hàng để điền thông tin. Trong trường hợp này các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc khai hồ sơ online – trên website của CAF. Nhưng đừng lo lắng, hãy đến Welcome Desk vùng các bạn sinh sống, hoặc đặt hẹn đến trực tiếp chi nhánh của CAF gần nơi bạn ở để được hướng dẫn khai bằng hồ sơ giấy. Thủ tục cũng đơn giản và giống như khi khai online, chỉ khác vì các bạn mineur lúc mới sang sẽ chưa mở được tài khoản ngân hàng, nên số tiền trợ cấp hàng tháng của CAF sẽ gửi thẳng về tài khoản của chủ nhà (nhân viên CAF sẽ hướng dẫn bạn khai hồ sơ).

Tìm hiểu thêm về CAF tại đây.

Lưu ý: Trong thời gian sinh sống dưới dạng Visa Mineur, các bạn không được đi làm thêm.

LIÊN HỆ ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI PHÁP

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp là cơ quan đại diện chính thức của nhà nước CHXHCN Việt Nam trong quan hệ với Cộng hòa Pháp, có chức năng hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, trong đó có cộng đồng du học sinh chúng ta.

Nếu chẳng may bị mất hộ chiếu khi đang ở Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp là cơ quan duy nhất cấp lại hộ chiếu cho bạn. Để được cấp lại hộ chiếu, bạn thực hiện theo trình tự sau:

1. Trình báo khẩn cấp với cơ quan cảnh sát sở tại, lấy giấy xác nhận của cảnh sát việc mất hộ chiếu;

2. Tải và điền đầy đủ thông tin vào “Đơn trình báo mất hộ chiếu” theo Mẫu (trên website của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp), và gửi email về Cục Lãnh sự (theo địa chỉ cls.mfa@mofa.gov.vn) và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, kèm theo 03 ảnh cỡ 4×6 cm;

3. Chuẩn bị nhiều nhất có thể các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao hộ chiếu cũ, bản sao/bản gốc CMND, bản sao giấy khai sinh, bản sao sổ hộ khẩu…);

4. Trực tiếp có mặt tại Cơ quan Đại diện để nộp các giấy tờ trên và làm thủ tục (trong giờ làm việc và không cần đặt hẹn).

Mời bạn tham khảo thêm thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trên website. Dưới đây là thông tin liên hệ của Đại sứ quán:

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp (Ambassade du Vietnam en France) – Bộ phận Quốc tịch – Hộ chiếu

61, Rue de Miromesnil 75008 PARIS (Métro: Miromesnil (Ligne 9))

(+33) 01 44 14 64 00/ 01 44 14 64 44/ 01 44 14 64 26

Hộ chiếu – quốc tịch : ls1@ambassade-vietnam.fr

Hộ tịch : ls2@ambassade-vietnam.fr

Hoặc email chung của ĐSQ: info@ambassade-vietnam.fr

CUỘC SỐNG TẠI PHÁP

1. Nhà ở

1.1. Các loại nhà ở cho sinh viên

Có nhiều loại hình nhà ở khác nhau cho sinh viên ở Pháp, tùy theo khả năng tài chính của mình, bạn có thể chọn thuê một căn hộ hoặc một phòng phù hợp với túi tiền và sở thích. Có 2 hình thức thuê nhà chính:

Các loại nhà ở cho sinh viên

1.2. Những thông tin cần biết lúc thuê nhà tư nhân

Khi tìm thuê nhà, đặc biệt là nhà tư nhân, các bạn hãy lưu ý những từ khóa sau để tìm được nhà ở phù hợp:

Meublé ou non meublé:

    • Meublé: Nhà có sẵn đồ đạc (bàn tủ, ghế, giường …) để bạn chỉ dọn tới và ở
    • Non meublé: Nhà trống (chỉ có những đồ cố định như bếp, nhà vệ sinh, …) và bạn sẽ tự mua tất cả các dụng cụ trong nhà. Thường thì thuê nhà non meublé sẽ rẻ hơn và bạn có thể xin được trợ cấp thuê nhà (CAF) nhiều hơn, nhưng bù lại phải tốn tiền mua nội thất trong nhà. Nhà non meublé thường hợp cho các bạn có ý định thuê lâu dài.

Charge: Chi phí nhà ở thường sẽ được ghi trong giá tiền thuê nhà. Thông thường nếu không ghi cụ thể hoặc ghi CC (charges comprises) thì chỉ bao gồm phí cơ bản (charges locatives) như phí đổ rác, bảo trì khu vực chung và không bao gồm giá điện nước và internet. Bạn cần hỏi rõ chủ nhà về những chi phí đã có sẵn trong tiền nhà. Trường hợp không bao gồm điện nước và internet, bạn sẽ phải kí hợp đồng với một nhà phân phối nhà nước hoặc tư nhân khi đến thuê. Ngoài ra có những từ viết tắt khác:

    • TCC (toutes charges comprises): đã bao gồm phí cơ bản và tiền điện nước
    • HC (hors charges): chưa bao gồm phí cơ bản

Caution / dépôt de garantie: Khi ký hợp đồng nhà, ngoài tiền thuê nhà tháng đầu tiên, bạn phải kí séc hoặc đóng tiền đặt cọc tầm khoảng 1-2 tháng tiền nhà cho chủ nhà. Số tiền này để phòng khi bạn có làm hư hại nhà cửa thì chủ nhà sẽ khấu trừ. Sau khi bạn trả nhà, nếu không có vấn đề gì thì bạn sẽ được hoàn lại số tiền này.

Etat des lieux: Hôm kí hợp đồng nhà thì bạn và chủ nhà sẽ làm Biên bản hiện trạng nhà ”Etat des lieux” để kiểm tra và ghi chép lại tình trạng của các nội thất và thiết bị trong căn nhà. Khi trả nhà, bạn cùng với chủ nhà sẽ làm một biên bản hiện trạng nhà trả “Etat de sortie” và “Etat des lieux” sẽ được đem ra đối chiếu lại tình trạng nhà cùng các vật dụng. Nếu có hư hỏng gì so với bạn đầu thì bạn phải chịu trách nhiệm sửa chữa hoặc trừ vào đặt cọc. Vì thế các
bạn nên để ý và kiểm tra cẩn thận tình trạng nhà trước lúc thuê.

1.3. Giấy tờ và thủ tục

Các loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục thuê nhà bao gồm:

    • Giấy tờ tùy thân
    • Chứng minh tài chính hoặc giấy tờ bảo lãnh
    • Giấy tờ nhà trước đó
    • Bảo hiểm nhà ở
    • Một vài giấy tờ khác có thể không bắt buộc (thẻ học sinh, bản khai thuế,…)

Chứng minh tài chính

Bạn cần chứng minh là mình đủ khả năng chi trả tiền thuê nhà và chủ nhà sẽ nghiên cứu hồ sơ của bạn rất kỹ trước khi quyết định cho bạn thuê nhà vì theo luật Pháp thì rất khó để chủ nhà có thể đuổi người thuê nhà ra khỏi nhà.

Nếu bạn là sinh viên thì để thuê được nhà bạn phải có người bảo hộ (garant) có thu nhập ổn định để bảo đảm cho việc trả tiền thuê nhà hằng tháng cho bạn.Với các bạn vị thành niên (mineur) thì bắt buộc phải có người bảo hộ.

Ngoài ra, chính phủ Pháp hỗ trợ bảo lãnh hoàn toàn miễn phí cho những người từ 18-30 tuổi hoặc đã đi làm được trên 30 năm qua dịch vụ Visale (www.visale.fr). Đây là một lựa chọn vô cùng thích hợp cho các bạn sinh viên.

Bảo hiểm nhà ở

Bảo hiểm nhà ở là một loại bảo hiểm bắt buộc khi thuê nhà ở Pháp.Bảo hiểm nhà có thời điểm bắt đầu từ khi hợp đồng thuê nhà bắt đầu, hoặc từ ngày bạn mua nếu chủ nhà đồng ý cho bạn mua sau khi đã bắt đầu hợp đồng.

Để tránh vấn đề khi bồi thường bảo hiểm, thông tin trên hợp đồng bảo hiểm phải chính xác với hợp đồng nhà và các giấy tờ khác.

Khi chuyển nhà, bạn có thể chỉ cần đổi địa chỉ nhà qua hãng bảo hiểm mà không cần làm lại hồ sơ.. Tuỳ vào những thay đổi về diện tích và số phòng mà giá bảo hiểm có thể thay đổi.

Các hãng bảo hiểm nhà thông dụng ở Pháp: Matmut, ADH, AXA, Allianz, Maif, Maaf, Macif,… Một trong những hãng bảo hiểm tối ưu nhất thị trường hiện nay dành cho sinh viên ở Pháp là ADH (www.assurances-etudiants.com).

Lưu ý khi mua bảo hiểm nhà

Các bạn nên chọn cả mục trách nhiệm dân sự – responsabilité civile trong bảo hiểm nhà vì bảo hiểm này rất hay được yêu cầu trong một số thủ tục (đăng ký nhập học…).

Nên mua bảo hiểm mất trộm nếu bạn có nhiều đồ đạc giá trị.

Khuyến mại bảo hiểm ngân hàng: Bảo hiểm nhà rất hay được các các ngân hàng khuyến mại khi mở tài khoản nhưng không nói rõ giá sau thời gian khuyến mãi thì sẽ là bao nhiêu và cũng ko nói rõ là phải báo trước “Préavis” 1 tháng để hủy bảo hiểm, nếu không họ sẽ tự động gia hạn và rút phí của giai đoạn tiếp theo. Một hình thức khuyến mại nữa là: khuyến mại 6 tháng nhưng giá 6 tháng còn lại giá cao hơn nhiều hãng khác cho cả năm. Các bạn nên để ý và tính toán hợp lý trước khi ký hợp đồng.

1.4. Quỹ trợ cấp nhà ở gia đình CAF (Caisse d’Allocations Familiales)

Ở Pháp, sinh viên thuộc mọi quốc tịch đều và với tất cả loại hình thuê nhà đều có thể được hưởng trợ cấp đặc biệt của chính phủ về nhà ở mang tên CAF hoặc APL, chỉ trừ một số trường hợp thuê nhà tư nhân (chủ nhà sẽ ghi rõ trên thông báo cho thuê nhà). Nước Pháp là nước duy nhất ở châu Âu triển khai công cụ hỗ trợ này.

Trợ cấp này được tính trên cơ sở tiền thuê nhà, loại nhà thuê và khả năng tài chính của sinh viên, số tiền trợ cấp sẽ được tính theo từng trường hợp sinh viên. Tiền trợ cấp rơi vào tầm khoảng 30% tiền thuê nhà. Với những bạn có học bổng chính phủ hoặc những bạn sinh viên có đi làm thêm và khai thuế cũng sẽ được hưởng trợ cấp CAF nhiều hơn (tầm 45%).Trong trường hợp thuê nhà ở chung, những người thuê nhà chung đều có thể được nhận trợ cấp nhà ở với điều kiện tên của họ có trên hợp đồng thuê nhà. Như vậy, mỗi người thực hiện một đề nghị trợ cấp riêng. Ngược lại, các cặp vợ chồng chỉ làm một đơn xin trợ cấp. Số tiền này sẽ được gửi về tài khoản của bạn hoặc của chủ nhà vào tháng sau đó (ví dụ tiền tháng 2 sẽ nhận được vào đầu tháng 3.
Để được hưởng trợ cấp nhà ở, bạn phải:

    • Thuê nhà có hợp đồng (đứng tên trên hợp đồng thuê nhà)
    • Mua Bảo hiểm xã hội sinh viên.
    • Có đầy đủ giấy tờ (giấy khai sinh, thẻ cư trú, hộ chiếu với visa hợp lệ, …)
    • Có một tài khoản ngân hàng tại Pháp (nếu tiền trợ cấp sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của bạn).

Kể từ 01/04/2020 số tiền được hỗ trợ từ CAF sẽ được tính dựa trên thu nhập của bạn trong 12 tháng trước đó chứ không phải được tính dựa trên thu nhập của năm n-2 như trước đây. Đơn xin trợ cấp được thực hiện trực tiếp trên trang web của CAF (www.caf.fr) hoặc đến các cơ sở CAF ở các thành phố để được hướng dẫn.

Lưu ý: chuẩn bị những giấy tờ liên quan như hộ chiếu, thẻ cư trú, giấy khai sinh, hợp đồng thuê nhà, IBAN của ngân hàng, chứng nhận học bổng (nếu có), giấy khai thuế (nếu có)… bên cạnh để điền thông tin khi đăng ký.

1.5. Hỗ trợ nhà ở cho sinh viên vừa học vừa làm – Alternance

Ngoài nhận được hỗ trợ của CAF các bạn sinh viên làm alternance có thể được nhận thêm một hỗ trợ khác cho nhà ở đó là L’aide Mobili-Jeune. Số tiền hỗ trợ này sẽ nằm trong khoảng từ 10€ tới 100€ mỗi tháng trong vòng 1 năm tùy vào tiền thuê nhà tiền lương và tiền CAF hằng tháng của bạn.

Bạn cần phải nộp hồ sơ trong quý đầu tiên của năm học alternance để nhận được xét duyệt hỗ trợ cho nhà ở này. Bạn có thể kết nối vào trang web này để gửi yêu cầu online : www.actionlogement.fr/l-aide-mobili-jeune

1.6. Nạn lừa đảo trên một số trang web, fanpage

Trên các trang web và fanpage luôn có khả năng tồn tại nạn lừa đảo, đăng thông tin giả. Các bạn cần đọc nội dung thông báo kỹ càng, tìm hiểu về người liên lạc hoặc công ty môi giới, kiểm tra thông tin trước khi ký hợp đồng.Tuyệt đối không chuyển tiền trước lúc ký hợp đồng nhà (đặc biệt khi chủ nhà bắt chuyển tiền cọc giữ nhà trước khi ký hợp đồng), và tuyệt đối không nên đi xem nhà một mình, nên rủ bạn bè hoặc người thân đi cùng. Nếu thấy có thông tin gì đó khả nghi thì nên tìm hiểu trước hoặc bỏ qua rồi tìm nhà khác. Trên các trang tìm nhà lớn như leboncoin, bạn cũng nên cẩn thận vì đây trang rao vặt tự do. Nên xem kỹ tính chân thực của những hình ảnh họ đăng tải.

2. Đi lại

Mỗi thành phố đều có một hệ thống phương tiện giao thông công cộng với tên gọi khác nhau, các bạn có thể tìm hiểu thêm trong sổ tay của chi hội nơi bạn cư trú. Để di chuyển trong toàn lãnh thổ nước Pháp, có rất nhiều các loại phương tiện và phổ biến nhất bao gồm:

Tàu: Dịch vụ đường sắt Pháp (SNCF). Đối với các bạn dưới 27 tuổi, SNCF có nhiều gói ưu đãi khác nhau như Carte Jeune (giảm 30% cho các loại vé tàu) với giá 49€/năm (25€/năm vào những đợt khuyến mại), gói Max Jeune (ghế ngồi được hoàn 100% phí) với giá 79€/tháng hay không thể không kể đến các đợt khuyến mãi vé cho các chuyến tàu phân vùng hay Transport Express Régional (TER) với giá trong khoảng 10-30€/năm. Chi tiết có thể xem thêm tại: https://www.sncf.com/fr.

Bus: Có các công ty vận chuyển có thể kể đến như Flixbus, Ouibus,… chuyên phục vụ xe cho các chặng đường dài với giá thường rẻ hơn đi tàu nhưng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, hình thức này hoàn toàn có thể hỗ trợ những bạn có nhu cầu đi ra ngoài biên giới Pháp.

Lưu ý: Cần mang theo giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/thẻ cư trú) khi ra khỏi nước Pháp. Để mua vé, các bạn có thể tải ứng dụng hoặc truy cập trực tiếp vào trang web để tìm vé và thanh toán.

Blablacar: Hình thức cho người lạ đi cùng xe hay covoiturage để chia sẻ chuyến đi. Dựa vào thời gian khởi hành và điểm đến, trang web https://www.blablacar.fr/ sẽ cung cấp cho bạn nhiều kết quả khác nhau để tìm xe phù hợp với giá được định mức tùy vào tài xế.

Máy bay: Cũng như cũng hang bus, tàu, trước thời điểm du lịch các hãng hàng không sẽ có những đợt khuyến mãi với mức giá phù hợp với các bạn sinh viên. Skyscanner (https://www.skyscanner.fr/) là trang web tìm kiếm vé máy bay được sử dụng nhiều tại Pháp.

Ngoài ra, ComparaBus (https://www.comparabus.com/fr) một công cụ có chức năng tìm kiếm và so sánh giá – thời gian – địa điểm của những phương tiện trên một cách vô cùng tiện ích.

3. Khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế, mutuelle

Một điều vô cùng quan trọng mà các bạn sinh viên cần lưu ý đó là sức khỏe của bản thân. Ở Pháp, mỗi khi có vấn đề về sức khỏe, các bạn sẽ phải trải qua cả một quy trình mà nếu ai chưa biết thì rất là lúng túng. Quy trình đó là: Bảo hiểm – bác sĩ riêng (bác sĩ gia đình) – bệnh viện. Để tìm câu trả lời cho quy trình này, chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:

3.1. Tại sao cần mua bảo hiểm?

Ở Pháp, tiền viện phí, dược phẩm rất đắt đỏ. Vì vậy, hiện nay tất cả các sinh viên đều phải mua bảo hiểm khi muốn học tập và sinh sống tại Pháp. Việc này là cần thiết vì dịch vụ này bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho các bạn trong vấn đề khám chữa bệnh, ví dụ như được hỗ trợ chi trả lên tới 65% đối với một số loại bệnh trừ bệnh về mắt và răng.

3.2. Khi nào và lúc nào được mua bảo hiểm?

Khi được nhận vào học tại một trong những cấp học của hệ thống giáo dục của Pháp và khi đặt chân đến Pháp, ngoài việc bạn phải đi làm các thủ tục hành chính khác thì bạn cần lên google, gõ từ khóa doctolib, trên đó họ sẽ cho phép bạn chọn bác sĩ riêng cho bản thân. Bạn nên chọn các bác sĩ được đánh giá cao từ người đi trước, gần nơi bạn ở và là bác sĩ đa khoa cấp 1 ( vì họ mới nhận thanh toán bằng thẻ bảo hiểm y tế (carte verte hay carte vitale) của các bạn. Sau khi chọn xong, bạn đặt hẹn với họ và đến đó xin giấy đăng ký là bác sĩ riêng hay médecin traitant của bản thân. Giấy này là tài liệu cần thiết để nộp cho cơ quan bảo hiểm. Có hai trường hợp đặc biệt không hưởng chế độ bảo hiểm cho sinh viên:

    • Sinh viên đã quá 24 tuổi: Nên liên lạc với quỹ bảo hiểm y tế cơ sở (CPAM) gần nơi cư trú, để hiểu rõ hơn, truy cập vào trang web: https://www.ameli.fr.
    • Sinh viên trao đổi trong châu Âu: Được miễn phí mua bảo hiểm xã hội LMDE.

3.3. Tôi có thể mua các loại bảo hiểm nào?

a. Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) – Sécurité Sociale

Bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội của Pháp với VLS-TS (Thị thực dài hạn cho sinh viên có giá trị như thẻ cư trú). Các bước đăng ký:

    • Xác nhận visa VLS-TS.
    • Trả phí CVEC.
    • Ghi danh vào trường đại học của bạn (làm thủ tục hành chính).
    • Ngay sau đó, bạn phải đăng ký vào chế độ chung của bảo hiểm xã hội Pháp.
    • Đăng ký miễn phí trực tuyến trên trang web của bảo hiểm y tế cho sinh viên quốc tế: https://etudiant-etranger.ameli.fr/#/.

Sau khi hoàn tất việc đăng ký, bạn có thể yêu cầu xin thẻ bảo hiểm (carte vitale). Bạn sẽ xuất trình thẻ này để khỏi trả trước chi phí khi đi khám bác sĩ hay đi mua thuốc.

b. Bảo Hiểm Y Tế Bổ Sung – Mutuelle

Do BHXH không hoàn trả toàn bộ chi phí chăm sóc sức khỏe (tối đa 65% so với các bệnh thông thường trừ bệnh về mắt và răng) vì vậy sinh viên nên mua thêm bảo hiểm y tế bổ sung (mutuelle) để giảm thiểu chi phí y tế. Có 3 loại hình bảo hiểm y tế bổ sung :

    • Khám chữa thông thường (Soins courants).
    • Chăm sóc toàn bộ (Tous soins).
    • Chăm sóc trọn gói (Forfaits).

Khoản tiền bảo hiểm bạn được thanh toán tương ứng với loại hình hay công ty bảo hiểm bổ sung mà bạn đã ký hợp đồng với họ. Với gói dành cho người lớn và sinh viên dao động theo từng công ty bảo hiểm nhưng không đáng kể.

c. Bảo Hiểm Y Tế Bổ Sung – CMU (Couverture Maladie Universelle) Complémentaire

Đây là một loại bảo hiểm bổ sung dành cho những người có thu nhập thấp hơn một mức quy định của chính phủ Pháp. Các bạn có thể liên hệ với CPAM để đặt hẹn và khai hồ sơ. Thời gian xử lý hồ sơ thường trong vòng 2 tháng làm việc.

Điều kiện để được nộp sơ xin loại bảo hiểm này :

    • Cư trú tại Pháp ít nhất 1 năm.
    • Dựa theo điều kiện thu nhập của bạn.

3.4. Thẻ bảo hiểm (carte vitale) có đặc điểm như thế nào?

Carte Vitale chứa đựng tất cả những thông tin liên quan đến bạn và phải được cập nhật mỗi năm 1 lần. Việc cập nhật được thực hiện dễ dàng tại các hiệu thuốc, CPAM hoặc ở các trung tâm bảo hiểm y tế khác như MGEN. Thẻ này có giá trị trên toàn nước Pháp.

Đối với trường hợp đã có bảo hiểm nhưng chưa nhận được thẻ, sau khi khám bệnh bạn sẽ phải điền vào một tờ khai tại nơi khám và gửi đến trung tâm y tế để nhận hoàn tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng.

Trong trường hợp đã có thẻ bảo hiểm, bạn sẽ chỉ phải trả 35% phần còn lại của phí khám bệnh (nếu không có mutuelle) hoặc không phải thanh toán (nếu có mutuelle).

4. Quản lý chi tiêu

Quản lý tài chính là một điều khá mới mẻ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống du học của những sinh viên như bạn. Chính vì thế, hiểu rõ và kiểm soát các khoản chi tiêu hằng ngày là rất quan trọng. Trong cuộc sống thường nhật tại Pháp chúng ta có hai khoản chi phí chính đó là:

Chi phí cố định: thường bao gồm các chi phí cơ bản như tiền thuê nhà, internet, cước phí di động, thẻ đi lại, bảo hiểm bổ sung và các thuê bao khác như Netflix, Spotify, Apple music, thẻ gym…(nếu có)

Chi phí biến đổi: chi phí thực phẩm, vui chơi giải trí, shopping quần áo, mỹ phẩm và cả chi phí rủi ro (sửa chữa các thiết bị khi hỏng hóc, chi phí y tế, thuốc men,…)

Chi tiêu trung bình tại Pháp khoảng 500- 600 €/ tháng và có thể thay đổi tùy theo thành phố. Những thành phố lớn như Paris, Marseille, Lyon, Toulouse, Montpellier có chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn. Hãy tham khảo sổ tay chi hội (Phần E) để tìm hiểu kỹ hơn về các thành phố.

Chi phí sinh hoạt ước tính hàng tháng sau đây (lưu ý: chưa bao gồm các khoản phí đóng 1 năm (học phí, thẻ ưu đãi,…) cũng như phí vui chơi, shopping và trà sữa cuối tuần):

Chi phí sinh hoạt ước tính hàng tháng

Ngoài ra bạn có thể sẽ phải thanh toán thêm các khoản phí nhà ở như:

    • Các khoản chi đi kèm thuê nhà (50 – 100€): giữ gìn cơ sở vật chất chung, phí xử lí rác thải, v.v… nếu chưa được tính vào tiền thuê nhà (Hors charges)
    • Thuế nhà ở: một loại thuế bắt buộc phải đóng hàng năm với mức thuế thay đổi tùy theo thành phố, khoảng vài trăm euro một năm. Những người thuê phòng của CROUS hoặc phòng trang bị đầy đủ tiện nghi ở nhà « người bản địa » sẽ không phải đóng thuế này. Những người thuê nhà ở chung thì sẽ chỉ đóng thuế nhà ở một lần duy nhất (cho cả quá trình ở đó).

Để quản lý chi tiêu tốt, hãy tập thói quen lập một ngân sách chi phí biến đổi hợp lý sau khi đã thanh toán các khoản chi phí cố định. Đây là một việc làm quan trọng giúp bạn thoát khỏi cảnh viêm màng túi vào mỗi cuối tháng. Khó có thể tính toán được mức chi phí này vì nó tùy thuộc vào điều kiện và mức sống của mỗi người, nhưng chúng ta có thể làm theo vài tips sau đây để có thể sống tiết kiệm hơn tại Pháp.

    • Hãy luôn lên danh sách những vật phẩm cần mua trước khi đến siêu thị: Điều này sẽ giúp bạn luôn biết mình sẽ phải mua gì và dự trù ngân sách cho mỗi lần đi chợ. Ở trong các siêu thị ở Pháp có vô vàn các sản phẩm với giá cả khác nhau phù hợp túi tiền của mọi người.
    • Để ý các thông tin khuyến mãi của các siêu thị: Ở Pháp các siêu thị luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi và giảm giá mỗi tháng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Bạn hãy để ý trên website của siêu thị hoặc tờ rơi quảng cáo để mua được với giá hời.
    • Tận dụng thẻ sinh viên cho các chuyến đi chơi khám phá: Ở Pháp nhiều viện bảo tàng, nhà hát kịch miễn phí vé vào cửa cho các sinh viên dưới 26 tuổi. Hơn nữa một số địa điểm du lịch còn giảm giá cho sinh viên nữa. Các vé xem phim cũng được giảm giá cho sinh viên. Vậy nên hãy luôn mang bên mình chiếc thẻ sinh viên thần thánh.
    • “Warning Săn sale !” Mỗi năm ở Pháp có hai mùa sale lớn vào mùa đông và mùa hè đặc biệt còn bùng nổ hơn nữa vào Black Friday và những ngày cận ngày lễ Giáng Sinh. Vào thời điểm sale các nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm và thiết bị công nghệ sẽ tung ra hàng loạt các giảm giá vô cùng hấp dẫn. Hãy để dành tiền trước cho những ngày này nhé có thể chiếc ví của bạn sẽ không thể sống sót qua mùa sale.
    • Săn đồ cũ, tại sao không? Trong suốt cả năm và thông thường vào tầm tháng 9, ở mỗi thành phố đều có các chợ đồ cũ từ nhỏ đến rất lớn. Hãy tìm thông tin theo từ khoá: braderie, brocante, vide-grenier, marché aux puces,… (https://vide-greniers.org) Rất nhiều mặt hàng như quần áo, vật dụng gia đình với chất lượng tốt và giá rẻ đang đợi bạn đấy.
    • Hãy làm số An sinh xã hội ngay khi đến Pháp: Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều cho những chi phí rủi ro phát sinh liên quan đến sức khỏe khi ở Pháp. Bạn sẽ được hoàn tiền khám chữa bệnh. Thường thì chi phí khám chữa bệnh ở các bác sĩ đa khoa là 25€ đôi khi còn thể đắt hơn chút. Số tiền khám chữa bệnh này phần lớn sẽ được hoàn trả bằng bảo hiểm xã hội. Còn nếu đến khám bởi các bác sĩ chuyên khoa thì giá cả sẽ giao động từ 25€-150€ tùy loại bệnh một phần của chi phí sẽ được trả bằng bảo hiểm xã hội, hơn nữa sẽ được chi trả toàn bộ nếu bạn có bảo hiểm bổ sung. Các đơn thuốc sau khi khám chữa bệnh cũng sẽ được chi trả một phần bởi bảo hiểm xã hội và cũng được chi trả gần như toàn bộ nếu bạn có bảo hiểm bổ sung. Không ai mong muốn phải đến bệnh viện trừ những trường hợp cần thiết nhất vì vậy hãy luôn giữ gìn sức khỏe, chơi thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe nhé.

Tham khảo thêm Các cách để tiết kiệm chi tiêu tại Pháp, các trang tặng code giảm giá cho sinh viên link sau:

5. Làm thêm và khai thuế

5.1. Tìm việc làm thêm

a. Các loại hợp đồng

Theo luật lao động của Pháp, sinh viên có thẻ cư trú được phép làm việc trong ngưỡng 60% khoảng thời gian lao động hợp pháp trong 1 năm, tức tối đa 964h/năm. Tất cả các công việc làm thêm cần phải có hợp đồng lao động hợp pháp kèm theo mức lương tối thiểu phải bằng lương SMIC (khoảng 8.6€ net/giờ tính từ tháng 05/2022). Ở đây có 3 loại hợp đồng lao động chính:

    • CDD (Contrat à Durée Déterminée): Được gọi là hợp đồng có thời hạn, với ngày bắt đầu và kết thúc được ghi rõ trên hợp đồng. Thông thường CDD không kèm theo thời gian thử việc, hoặc nếu có thì tùy thuộc vào khoảng thời hạn của hợp đồng.
    • CDI (Contrat à Durée Indéterminée): Được gọi là hợp đồng vô thời hạn, chúng chỉ được chấm dứt khi người lao động chủ động nộp đơn xin thôi việc hoặc bị đuổi việc do gây ra lỗi thật sự nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến công việc. Trong trường hợp người lao động bị buộc thôi việc nhưng không có lý do hợp lý thì sẽ được nhận tiền bồi thường.
    • Interimédiaire: Đây là một loại hợp đồng có cơ chế gần giống với CDD nhưng thay vào đó, người lao động không ký hợp đồng trực tiếp với chủ lao động hay công ty mà sẽ ký với một bên thứ ba được gọi là ETT (Entreprise de Travail Temporaire), sau đó ETT sẽ chịu trách nhiệm gửi người lao
      động đến công tác cho công ty cần nhân lực.

b. Các hình thức tìm việc

c. Một số lưu ý khi tìm việc làm thêm

    • Không nên chấp nhận các việc làm thêm không có hợp đồng rõ ràng, hợp pháp nhằm tránh việc mất quyền lợi của người lao động và quyền được hưởng bảo hiểm lao động.
    • Khuyến khích các bạn nên bắt đầu tìm việc sớm nếu có ý định đi làm thêm vì thông thường, bạn sẽ cần phải đầu tư một khoản thời gian để tìm được một công việc phù hợp cho bản thân.
    • Nên trình bày CV và lettre de motivation của bạn một cách rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn nhưng đủ ý. Những người đã từng có kinh nghiệm đi làm thường sẽ được ưu tiên và đánh giá cao hơn, bởi người tuyển dụng coi trọng sự va chạm của bạn trong cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm đi làm hay làm việc ở Việt Nam thì đừng ngần ngại đưa vào trong hồ sơ xin việc của bản thân.

d. Một số công việc làm thêm tham khảo

    • Trông trẻ.
    • Lễ tân.
    • Dọn dẹp nhà cửa, văn phòng.
    • Dịch thuật.
    • Gia sư
    • Các công việc ở siêu thị như thu ngân, kiểm kê hàng, etc.
    • Các công việc ở nhà hàng như phụ bếp, giao hàng, chạy bàn, thu ngân, etc.
    • Các công việc thời vụ theo mùa: Hái quả, thu hoạch rau củ, etc.

5.2. Khai thuế

Ở Pháp, việc khai thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi người, bao gồm cả sinh viên nước ngoài có lẫn không có thu nhập. Việc khai thuế sẽ hỗ trợ một phần cho hồ sơ xin quốc tịch cho những bạn có nguyện vọng ở lại Pháp sau này. Đối với sinh viên, có hai loại thuế cần chú ý, bao gồm thuế sinh hoạt (taxe d’habitation) và thuếthu nhập (impôt sur le(s) revenue(s)).

Hướng dẫn cách khai

Toàn bộ thủ tục được thực hiện ở Centre des finances tại nơi bạn cư trú. Các bạn có thể tham khảo mẫu tờ khai:

Trang 1: Điền thông tin cá nhân và địa chỉ hiện tại nơi bạn đang sống tại Pháp.

Trang 2: Điền hoàn cảnh cá nhân. Bạn có thể khoanh vào 1 trong 5 ô ở đầu mục A để nói rõ tình trạng của bản thân: Marié(e)s (Kết hôn), Divorcé(e)/séparé(e) (Ly hôn/ly thân), Pacsé(e)s (quan hệ đối tác), Célibataire (độc thân) và Veuf(ve) (góa). Trong trường hợp bạn sống độc thân nhưng không có con thì bạn hoàn có thể bỏ qua từ sau mục chọn hoàn cảnh cá nhân được nói ở trên cho đến hết mục D.

Trang 3: Ở ô 1AJ của mục 1. Các bạn điền tổng lương (net imposable) trong khoản thời gian làm việc tại Pháp trong khoảng thời gian trước lúc khai. Còn với những bạn chưa có thu nhập thì chỉ cần điền 0 vào là đủ. Ngoài ra, tiền CAF và tiền học bổng không phải khai do mục này chỉ khai các loại tiền có khi trong bảng lương của những bạn có đi làm thêm và thực tập có lương tại Pháp. Các ô còn lại nếu có thì khai rõ số tiền và nộp kèm giấy tờ có liên quan còn nếu không thì điền 0 như ô 1AJ.

Trang 4-5: Nếu bạn thuộc diện được tiếp nhận (hebergé) bởi một người đang cư trú hợp pháp tại Pháp, hãy đưa trang 4 cho họ viết và nộp kèm theo các tài liệu được ghi ở cuối trang. Còn ở trang 5, dành cho những bạn khai lần đầu, tùy vào diện nhà ở của bạn tại Pháp để nộp kèm theo giấy tờ bổ sung được nêu rõ ở mỗi trường hợp.

Trang 6: Nếu bạn có gửi tiền về VN cho gia đình thì điền vào ô 6GU, đối với những bạn có đi làm thêm hay thực tập có lương thì khai tiền bị chiết khấu trong các bảng lương cộng lại trong 1 năm vào ô 8HV. Những ô còn lại bạn có thể điền 0 nếu không có.

Một số điều cần lưu ý

Taxe d’habitation có thể được tính khác nhau tùy vào nơi ở của bạn, sau đây là một số trường hợp :

    • Nếu bạn thuê nhà diện location indépendante: Bạn sẽ phải nộp thuế vào ngày 01/01 hàng năm, áp dụng cho cả sinh viên có học bổng sang học tại Pháp, Tuy nhiên, sở thuế sẽ tính toán các khoản miễn giảm thuế mà bạn có thể được hưởng nếu bạn tự khai.
    • Nếu bạn sống trong nhà diện résidence université được điều hành bởi CROUS hay bất kỳ nơi ở nào dành cho sinh viên được quản lý bởi một tổ chức có điều kiện tài chính và cách thức hoạt động tương tự CROUS : Bạn sẽ không phải nộp loại thuế này.
    • Nếu bạn thuộc diện được tiếp nhận hay bảo lãnh : Bạn sẽ không phải nộp loại thuế này.

Ở trang 1 của mẫu tờ khai, ở mục Contribution à l’audiovisuel public, nếu nhà bạn không có TV hay đã có một người trong nhà nhận khai rồi thì hãy đánh dấu X vào ô 0RA. Nếu không, bạn sẽ bị tính 138€ vào bảng thuế sau này.

Nhằm tránh việc tốn thời gian cho việc tính tổng thu nhập trong năm, các bạn nên tìm bảng lương cuối cùng của năm cần khai ở nơi bạn làm việc theo từ khóa ‘’Net imposable cumulé’’. Để hiểu rõ hơn về các khoản thu nhập được hay không được miễn thuế, các bạn có thể truy cập: etudiant.gouv.fr/fr/impot-sur-le-revenu-le-cas-des-etudiants-1837.

6. Một số điểm thú vị về văn hóa Pháp

Ngoài ẩm thực, sẽ là 1 thiếu sót lớn nếu nói đến văn hóa Pháp mà không nhắc đến nghệ thuật, bảo tàng và di tích lịch sử. Mọi du học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 25 sẽ được miễn phí vé tham quan hầu hết các bảo tàng ở nước Pháp. Đây không chỉ là dịp để bạn hiểu hơn về lịch sử Pháp mà còn cả về nghệ thuật. Một vài ví dụ bảo tàng mà các bạn nên tham quan như: Bảo tàng Louvre – nơi hội tụ của các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật khác nhau từ thời trung cổ đến thế kỷ XIX, Bảo tàng Orsay – sở hữu các tác phẩm nổi tiếng của nghệ thuật phương Tây thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Bảo tàng Pompidou – trung tâm văn hóa và triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại, …

Còn nếu như bạn không ở trong độ tuổi này thì cũng đừng buồn, vì vẫn sẽ có những ngày lễ hằng năm giúp mọi người được tiếp cận gần hơn đến văn hóa, như là:

    • « Journée de Patrimoine » hay Ngày hội di sản do Bộ Văn hóa Pháp tạo ra vào năm 1984, thường được tổ chức vào 2 ngày cuối tuần ở tuần lễ thứ 3 của tháng 9. Năm nay nó được tổ chức vào ngày 17-18/09. Trong 2 ngày này, mọi người được khám phá nhiều di tích và các địa điểm thường không được mở cửa cho công chúng; hoặc các bảo tàng, viện nghệ thuật mở cửa với giá vé giảm hoặc miễn phí.
    • « Fête de la Musique » hay Ngày hội Âm nhạc được tổ chức hằng năm vào ngày 21/06. Vào ngày này, các nhạc sĩ nghiệp dư và chuyên nghiệp được khuyến khích biểu diễn trên đường phố, dưới khẩu hiệu « Tạo ra âm nhạc » – « Faites de la Musique », một từ đồng âm của Fête de la Musique. Nhiều buổi hòa nhạc miễn phí được tổ chức, giúp công chúng có thể tiếp cận mọi thể loại âm nhạc và tất cả các nghệ sĩ biểu diễn đều đóng góp thời gian của họ một cách miễn phí.
    • « Nuit des Musées » hay Đêm hội Bảo tàng đánh dấu lần thứ 18 được tổ chức vào ngày 14/05/2022. Vào đêm này, hầu hết mọi bảo tàng sẽ mở cửa miễn phí trên khắp nước Pháp từ đêm xuống (thường là 18 giờ) đến nửa đêm. Đây là dịp để tham quan bảo tàng với nhiều chương trình, triển lãm đặc biệt dành riêng cho đêm này.

Lưu ý: Hầu hết các bảo tàng đều yêu cầu đặt vé trước (miễn phí) trên trang web của chính bảo tàng để đảm bảo số lượng khách vào không quá đông, tránh làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người tham quan. Vậy nên đừng chần chừ mà tham khảo sẵn những bảo tàng bạn ưa thích trước để dễ dàng đặt vé nhanh chóng nhất.

Ngoài ra, vào mỗi chủ nhật đầu tiên hằng tháng, các bảo tàng đều mở cửa tham quan miễn phí cho tất cả mọi người. Nếu có dịp cuối tuần nào đó bạn không biết làm gì và đi đâu, đừng ngần ngại ghé vào 1 bảo tàng bất kỳ để làm đầy thêm vốn hiểu biết của chính mình nhé!

]]>
https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-c-thu-tuc-khi-toi-phap/feed/ 0
Sổ tay du học Pháp – Phần A: Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp UEVF https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-a-hoi-sinh-vien-viet-nam-tai-phap-uevf/ https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-a-hoi-sinh-vien-viet-nam-tai-phap-uevf/#respond Fri, 30 Sep 2022 08:25:49 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1619

GIỚI THIỆU CHUNG

Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (Union des Étudiants Vietnamiens en France, viết tắt là UEVF), được thành lập ngày 26/03/2004, theo luật Hội đoàn 1901 tại cộng hòa Pháp, với các mục đích:

Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, học tập và nghiên cứu.

Đại diện chính thức, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp.

Tổ chức các hoạt động tập hợp và đoàn kết thanh niên sinh viên, các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam trên toàn nước Pháp, các hoạt động thể thao, nhân đạo, xã hội, giáo dục, khoa học… góp phần thúc đẩy quan hệ Việt – Pháp.Thúc đẩy sự hội nhập của thanh niên, sinh viên Việt Nam vào xã hội Pháp và quốc tế: phối hợp với các hội, các đoàn hữu nghị, chính quyền địa phương.

Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, với hơn 18 năm thành lập và phát triển, là đại diện chính thức và là mái nhà chung của 15 000 thanh niên, sinh viên Việt Nam đang sống, học tập và nghiên cứu tại Pháp. Với phương châm “Đoàn kết – Bản lĩnh – Trí tuệ – Cống Hiến”, UEVF cùng đội ngũ thành viên năng động đã và đang liên tục tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho cộng đồng thanh niên sinh viên Việt Nam tại Pháp cũng như tại Việt Nam.

Ban thường trực nhiệm kỳ 2021 – 2023 của UEVF:

Co cau Ban thuong truc nhiem ky 2021 - 2023

SỰ KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU

Hằng năm UEVF tổ chức rất nhiều hoạt động bổ ích và ý nghĩa cho các bạn sinh viên:

Cac su kien hang nam cua UEVF

Bên cạnh đó, rất nhiều hoạt động khoa học giáo dục và hỗ trợ sinh viên được tổ chức xuyên suốt cả năm, như Chuỗi hướng nghiệp – truyền cảm hứng Réussir en France (Atelier de CV, InspiTalk), tọa đàm khoa học Café 1986, cuộc thi Rung chuông vàng,… và cả chương trình tư vấn luật pháp hoàn toàn mới mang tên Ở Pháp hiểu luật Pháp. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng năm và tình hình thiên tai, Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp tổ chức nhiều hoạt động từ thiện để quyên góp tiền ủng hộ đồng bào gặp khó khăn ở trong nước.

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC CHI HỘI THÀNH VIÊN

1. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) bao gồm Ban chấp hành (BCH) Trung ương và BCH Chi hội thành viên tại các thành phố thuộc Pháp. Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam toàn nước Pháp được tổ chức 2 năm một lần để bầu ra các vị trí chủ chốt trong BCH với nhiệm kỳ 2 năm. Ngoài ra, sau 1 năm hoạt động Đại hội giữa nhiệm kỳ được tổ chức để tổng kết hoạt động, bầu bổ sung thành viên BCH, nêu ra các vấn đề còn tồn tại để có hình thức hoạt động phù hợp hơn, tiếp tục phát triển phong trào Hội. Các Chi hội tiến hành Đại hội 1 năm một lần để bầu Ban chấp hành Chi hội.

Các Chi hội chủ động tổ chức phong trào sinh viên trong khuôn khổ các chương trình theo đúng định hướng hoạt động chung của UEVF. Các Chi hội hạch toán độc lập và có mối liên hệ hành chính và tương hỗ với BCH Trung ương. Mỗi chi hội đều có các kênh truyền thông và liên lạc riêng, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên đang theo học tại địa phương đó.

Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp cũng như các Chi hội trực thuộc đều được chính quyền sở tại công nhận chính thức theo luật hội đoàn Pháp 1901.

2. Chi hội thành viên

Tính đến nay, UEVF đã có 28 Chi hội thành viên được UEVF công nhận chính thức (tại 28 thành phố): Aix-Marseille, Angers, Arras, Bordeaux, Caen, Clermont-Ferrand, Grenoble, La Rochelle, Le Havre, Lille, Limoges, Lyon, Montpellier, Nancy-Metz, Nantes, Nice, Orleans, Reims, Rennes, Rouen, Paris, Poitiers, Strasbourg, Toulouse, Toulon, Tour-Blois, Troyes, Valenciennes.

Ngoài ra, 6 thành phố khác vẫn có sinh viên Việt Nam theo học nhưng chưa có Hội sinh viên chính thức: Amiens, Brest-Quimper, Dijon, Le Mans, Pau, Saint-Etienne.

Nhìn chung, Pháp là quốc gia có số lượng lớn du học sinh Việt Nam và đang có chiều hướng gia tăng mạnh từ 2010 đến nay và từ năm 2016-2022 đã có hơn 8000 sinh viên, nghiên cứu sinh theo học và nghiên cứu). Các bạn đang theo học và nghiên cứu tại hầu hết các cấp học, ngành nghề, là lực lượng quan trọng đã, đang, và sẽ có nhiều đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

1. Trụ sở chính

Trụ sở của Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp UEVF được đặt tại số 16, Rue du Petit Musc, 75004 Paris, Pháp.

2. Hòm thư điện tử

Ngoài việc giải đáp các các thắc mắc của các bạn sinh viên, chúng tôi xin tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp và kính mong quý độc giả gửi thư về địa chỉ email:

uevf.vp@gmail.com (Văn phòng)
uevf.ext@gmail.com (Ban Đối ngoại)

3. Trang mạng xã hội

Website
Facebook
LinkedIn
Instagram
Youtube
Tiktok

]]>
https://www.uevf.fr/2022/09/30/so-tay-du-hoc-phap-phan-a-hoi-sinh-vien-viet-nam-tai-phap-uevf/feed/ 0
Sổ tay du học Pháp – Phần B: Thông tin chung về du học Pháp https://www.uevf.fr/2022/09/29/so-tay-du-hoc-phap-phan-b-thong-tin-chung-ve-du-hoc-phap/ https://www.uevf.fr/2022/09/29/so-tay-du-hoc-phap-phan-b-thong-tin-chung-ve-du-hoc-phap/#respond Thu, 29 Sep 2022 21:33:43 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1688

CÁC VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI ĐẾN PHÁP

Bạn có thể tới Pháp để trải nghiệm một khóa học ngắn ngày (dưới 90 ngày) hay học một khóa học dài hạn để đạt một bằng cấp của Pháp.

1. Du học ngắn hạn

Các trường của Pháp có hơn hai trăm khóa học ngắn hạn trong suốt năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè, bao gồm : các khóa học tiếng, các khóa học chuyên ngành về rất nhiều ngành nghề như : ẩm thực, thời trang, nghệ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, văn hóa, marketing, truyền thông hay tin học…

Tìm một khóa ngắn hạn phù hợp: http://ecolesdete.campusfrance.org/#/main

Để du học ngắn hạn, hãy:

Sau đó đặt hẹn nộp hồ sơ giấy tại các trung tâm TLS Contact, bộ phận trung gian của Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán ở TP.Hồ Chí Minh, để đặt lịch hẹn nộp hồ sơ và thu thập dữ liệu sinh trắc học.

2. Du học dài hạn

Bạn có thể lựa chọn:

    • Học một chương trình cấp bằng
    • Học dự bị tiếng
    •  Chương trình trao đổi…

Để thực hiện một kế hoạch du học dài hạn tức là từ 90 ngày trở lên, bạn cần:

    • Thực hiện hồ sơ trực tuyến Etudes en France
    • Thi chứng chỉ tiếng Pháp ( Tối thiểu A2-B2 tùy chương trình học)
    • Phỏng vấn với văn phòng Campus France tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh
    • Dự tuyển bằng ứng dụng Etudes en France hoặc trực tiếp với các trường
    • Nộp hồ sơ xin visa sinh viên VLS-TS

Campus France Vietnam là Văn phòng phụ trách du học của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, đồng hành cùng mọi sinh viên Việt Nam để hỗ trợ và tư vấn về du học. Hãy liên hệ văn phòng gần nhất với bạn tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.

Trang web
Trang Facebook

Quy trình Études en France cần được thực hiện trước khi xin cấp thị thực sinh viên VLS-TS. Bạn phải nộp hồ sơ xin thị thực ít nhất 4 tuần trước khi khởi hành. Trong hồ sơ xin cấp thị thực, ngoài các tài liệu chứng minh chỗ ở, chứng minh tài chính, bạn cần đính kèm: Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời (Accord préalable d’inscription) được tải từ hồ sơ Etudes en France, sau khi đã hoàn thành các thủ tục với Campus France. Chỉ cơ quan lãnh sự mới được quyền quyết định cấp thị thực.

CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH ĐẾN PHÁP

1. Tìm nhà ở tại Pháp

Tìm nhà ở một trong các điều kiện không thể thiếu để xin visa du học. Lý tưởng nhất là bạn tìm được một chỗ ở dài hạn trước khi sang Pháp, tuy nhiên việc đó không hề dễ dàng vì bạn cần phải xem kĩ nhà trước khi thuê, cần có bảo lãnh để thuê được nhà, và rất nhiều thủ tục khác.

Hãy xem các thông tin về nhà ở: https://www.vietnam.campusfrance.org/vi/tim-nha-o

Nhưng nếu bạn không tìm được một chỗ ở dài hạn, hãy tìm cho mình một chỗ ở tạm thời để nộp hồ sơ thị thực và ở trong những ngày đầu tới Pháp trong khi tìm được một chỗ ở phù hợp.

Thông tin chi tiết về tìm nhà ở tại Pháp: Xem phần C. / Cuộc sống tại Pháp / 1. Nhà ở

 2. Test Covid (Cập nhật đến ngày 15/05/2022)

YÊU CẦU XÉT NGHIỆM VÀ TIÊM VẮC-XIN

Hành khách nhập cảnh Pháp chỉ cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau:

    • Tiêm đủ vaccine
    • Khỏi bệnh có chứng nhận từ 11 ngày đến 6 tháng
    • Có test PCR 72 h hoặc test Antigen 48h

Khách phải hoàn thành Passenger Locator Form .

QUY ĐỊNH CÁCH LY VÀ KHAI BÁO SỨC KHỎE

Hành khách chưa tiêm đủ liều vắc-xin thực hiện tự cách ly trong 7 ngày và khai báo thông tin theo form « International Travel Certificate ».

3. Chuẩn bị lên đường

3.1. Mua vé máy bay

Hãng hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) có đường bay thẳng từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sang Paris (Pháp). Nằm trong liên minh hàng không SkyTeam và liên kết với hãng đường sắt quốc gia Pháp (SNCF), nên sinh viên có thể mua từ Việt Nam vé cho chặng chuyển tiếp của AirFrance hoặc SNCF đến khắp các địa điểm trên toàn nước Pháp. Hằng năm, Vietnam Airlines triển khai nhiều chương trình ưu đãi dành cho sinh viên du học Pháp.

Một vài website giúp các bạn so sánh giá vé và săn vé giá rẻ: StudentUniverse, SkyScanner, Cheapflights,… Ngoài ra có thể mua vé trung chuyển, nhưng lưu ý về thời gian và giấy tờ cần thiết ở các nước trung chuyển.

3.2. Hành lý mang theo (Check list)

GIẤY TỜ

Nên mang các giấy tờ sau (bản photo tiếng Việt và bản dịch tiếng Pháp đã công chứng):

    • Hộ chiếu
    • Giấy khai sinh
    • Bằng tốt nghiệp cấp 3 + Học bạ cấp 3 (đối với sinh viên sang học Đại học)
    • Bằng tốt nghiệp song ngữ + học bạ song ngữ (nếu là học sinh song ngữ)
    • Các chứng chỉ bằng cấp ngoại ngữ
    • Giấy trúng tuyển đại học (nếu có)
    • Bằng đại học (nếu đã tốt nghiệp)
    • Giấy chứng nhận học bổng (nếu có)
    • Bằng lái xe (nên chuyển sang bằng quốc tế)
    • Thẻ Master/Visa (nếu có)
    • Ảnh thẻ 3.5*4.5

Tất cả các giấy tờ được dịch sang tiếng Pháp nên là bản dịch của Viện Pháp tại Việt Nam, đặc biệt là giấy khai sinh (để thuận tiện hơn trong quá trình làm thẻ cư trú hay còn gọi là “titre de séjour”).

Các bạn nên scan tất cả bản gốc, bản dịch công chứng của các loại giấy tờ và lưu vào 1 chiếc USB, thẻ nhớ hoặc lưu trên mạng để khi cần có thể in ra luôn. Không mang theo bản gốc để đề phòng thất lạc và không cần mang theo CMND/CCCD.

ĐỒ DÙNG

Pháp không thiếu gì cả nhưng thời gian đầu, còn bỡ ngỡ và chưa quen với sự chênh lệch về giá cả, nên các bạn vẫn nên chuẩn bị một vài thứ thiết yếu:

    • Các bạn nên mang một ít thuốc (Thuốc cảm, giảm đau hạ sốt, đau đầu, viêm họng, tiêu hóa, dầu, cao dán), đề phòng thay đổi thời tiết, và sau 1 chuyến đi dài dễ bị cảm hay đau bụng
    • Kính cận: chuẩn bị 2-3 cặp kính phòng trường hợp mất vì lấy hẹn bác sĩ hoặc làm lại kính mất rất nhiều thời gian
    • Điện thoại di động: các bạn nên mang theo điện thoại nếu muốn liên lạc ngay với gia đình. Có thể mua thẻ sim ngay khi tới sân bay Pháp. Loại thẻ sim của Lycamobile gọi về Việt Nam rẻ hơn so với các nhà mạng khác (0.05€/phút)
    • Áo khoác mỏng : sử dụng khi mới sang vì tháng 9 bên Pháp thời tiết chưa lạnh
    • Áo ấm : ưu tiên các loại áo phao, vừa nhẹ vừa ấm, dễ giặt, mà đi gió, đi mưa, đi tuyết cũng tiện
    • Áo sơ mi + quần âu + áo veste + đôi giày da : bạn nên mang theo 1 bộ, sử dụng cho dịp quan trọng hoặc để đi phỏng vấn (để kiếm được 1 bộ veste vừa ý sẽ mất thời gian) đối với con trai. Còn đối với con gái thì có thể mang thêm bộ áo dài mặc cho các dịp đặc biệt.
    • Khăn, mũ, găng, tất dày, tất quần
    • Giày thể thao, đế bệt, dép lê : các bạn nên chuẩn bị ít nhất 1-2 đôi giày thể thao/ giày đế bệt vì giày VN vừa rẻ, vừa đẹp, vừa tốt (vì bên Pháp sử dụng phương tiện công cộng là chính và phải đi bộ nhiều)
    • Máy tính Casio : nên mang máy dùng quen
    • Bút viết : 10 cái (cũng không chiếm nhiều diện tích)
    • Túi giặt : bảo vệ quần áo và thuận tiện cho việc giặt đồ khi phải dùng máy giặt chung
    • Ổ cắm điện : nên mang một ổ cắm LIOA nhiều chân. Khi mua các đồ điện tử, các bạn nên chú ý đầu ổ cắm. Các ổ điện bên Pháp đều là ổ tròn.

ĐỒ ĂN

Bên này đa số cái gì cũng có, không cần thiết mua nhiều.

    • Mì gói : đề phòng trong trường hợp chưa kịp đi chợ ngay hoặc bạn chưa quen nhưng chỉ nên mang vài gói
    • Một số gia vị và đồ khô (nên được hút chân không): hạt nêm, đồ tẩm ướp, mộc nhĩ, nấm hương,…

Có thể mang đi thêm nếu còn cân:

    • Nồi cơm điện: Ở các siêu thị, chợ Châu Á có bán nồi cơm điện, nhưng nấu không ngon bằng
    • Bàn là nhỏ/ máy sấy nhỏ
    • Máy vi tính : máy tính bên Pháp thường dùng bàn phím AZERTY (khác với Việt Nam – bàn phím QWERTY), thế nên mua ở Pháp thì tiện hơn nhưng bạn có thể dùng máy tính từ Việt Nam đem sang và mua thêm miếng dán bàn phím AZERTY.
    • Bình đun siêu tốc (những ngày đầu chưa có nồi, sẽ tiện ăn mì gói, đặc biệt cho các bạn ở kí túc xá)
    • Bát đũa, xoong chảo : chỉ nên mang một vài chiếc để dùng trong những ngày đầu
    • Sách chuyên ngành : hầu hết thầy cô đều phát giáo trình cho sinh viên, nếu cần tham khảo ngoài thì thầy cô cho tên sách và các bạn vào thư viện mượn hoặc lên mạng tham khảo. Hơn nữa, chương trình học không giống nhau nên bạn nên cân nhắc kĩ việc mang theo tài liệu.

Không nên mang giấy/vở theo, vì sẽ tốn cân hành lí và không quá cần thiết. Sinh viên Pháp thường dùng giấy kẻ cỡ A4 đục lỗ, giá thành rất rẻ và dễ kiếm ở hầu hết các chuỗi siêu thị tại Pháp. Không nên mang đồ tươi và nặng mùi.

4. Di chuyển từ sân bay về nơi ở

4.1. Sân bay Charles de Gaulle

Sân bay Charles de Gaulle là sân bay đứng đứng đầu tại châu Âu về số chuyến bay và thứ hai về lượng hành khách chuyên chở. Đây là sân bay với:

    • Ba nhà ga (trạm/ Terminal) hành khách
    • Một ga tàu cao tốc (tàu TGV)

4.2. Các trạm xuống (terminal) ở Charles de Gaulle

Sân bay có 3 Terminal chính:

    • Charles de Gaulle 1 với Terminal 1 & Terminal 3
    • Charles de Gaulle 2 với Terminal 2 A, B, C, D, E, F, G

Đối với chuyến bay từ VN đến Pháp Vietnam Airlines (Terminal 2E) và Air France (Terminal 2E). Cũng tại liên kết này, bạn có thể tra cứu các trạm xuống theo tên của hãng hàng không bạn sử dụng. Ngoài ra, cùng với số hiệu chuyến bay và ngày bay, bạn có thể tra giờ bay và trạm xuống trực tiếp từ trang web: www.aeroportsdeparis.fr/. Bạn có thể xem bản đồ các Terminal.

4.3. Di chuyển giữa các trạm trong sân bay Charles de Gaulle

Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, sân bay Charles de Gaulle đã đưa vào sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ di chuyển giữa các trạm:

Di chuyển giữa các trạm trong CDG

Métro CDGVAL

Hình ảnh dưới đây là những trạm mà tàu CDGVAL phục vụ, cùng những điểm giao nhau với tàu RER và tàu cao tốc (TGV).

Những trạm mà tàu CDGVAL phục vụ

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về thời gian phục vụ của Métro ngắn CDGVAL. Mỗi chuyến tàu cách nhaukhoảng 4 phút, và phục vụ từ 4h sáng đến 1h đêm. Trong thời gian CDGVAL không hoạt động thì sẽ có một xe bus riêng để đảm bảo việc chuyên chở hành khách trong sân bay. Để tìm đến tàu CDGVAL, bạn đi theo bảng chỉ dẫn sau:

Bus ngắn phục vụ tại Terminal 2 (Navette N1 và Navette N2)

    • Bus N1: phục vụ các điểm dừng 2A, 2C, 2D, 2E, 2F và ga TGV/ ga RER/ tàu CDGVAL Bus
    • Bus N2 : phục vụ điểm dừng 2G và 2F

Đi bộ theo biển chỉ dẫn

Bạn hoàn toàn có thể đi bộ nếu các điểm đến gần nhau, với các biển chỉ dẫn.

4.4. Di chuyển ngoài sân bay Charles de Gaulle

Tuỳ vào điểm đến mà sân bay Charles de Gaulle đã đưa vào phục vụ rất nhiều dịch vụ và phương tiện di chuyển cho hành khách.

Di chuyển từ sân bay Charles de Gaulle vào Paris

Từ sân bay Charles de Gaulle bạn có rất nhiều sự lựa chọn để di chuyển vào Paris :

a. Bus

Cars Air France với 3 hành trình chính (3 phút sẽ có 1 chuyến):

Cars Air France với 3 hành trình chính

Roissybus : CDG ⬄ Opéra: Cứ 15 đến 20 phút sẽ có 1 chuyến Roissybus, hành trình dài khoảng 1h và chạy thẳng vào Paris và không dừng. Điểm đến là Opéra. Giá vé : 13,70 €.

Bus RATP

    • Bus 350 : CDG ⬄Paris-Porte de la Chapelle ⬄ Paris-Gare de l’Est, hành trình dài khoảng 60 phút
    • Bus 351 : CDG ⬄Paris-Porte de Bagnolet ⬄ Paris-Nation, hành trình dài khoảng 80 phút
    • Giá vé: từ 1 đến 3 vé « ticket T+ » tuỳ vào từng hành trình. Ví dụ từ Paris ⬄ CDG: 3 « ticket T+ »

b. Taxi

Hành trình Sân bay CDG – Paris kéo dài khoảng 35 phút đến 1h tuỳ thuộc vào thời điểm trong ngày. Giá taxi cho hành trình vào Paris rơi vào khoảng 50 đến 60 € (ban ngày). Giá sẽ tăng thêm khoảng 15% cho dịch vụ ban đêm và chủ nhật, ngày lễ.

Bạn có thể liên hệ trước với dịch vụ taxi hợp tác với sân bay để có giá cả phải chăng hơn (từ 26 €): hãng WeCab của TAXIS G7 theo số điện thoại: 01 41 27 66 77.

Lưu ý : Paris rất hay tắc đường và khi tắc đường thì đồng hồ tính tiền vẫn chạy.

c. Tàu RER

RER (Réseau Express Régional d’Île de France) là hệ thống tàu công cộng phục vụ di chuyển tại vùng Ile de France. Nếu bạn tới Paris, RER chính là phương tiện hữu dụng nhất cho việc di chuyển từ sân bay CDG vào trung tâm Paris.

Tại sân bay Charles de Gaulle, tàu RER B là phương tiện được sử dụng nhiều nhất để tới các khu vực ngoại ô cũng như trung tâm Paris. Hành trình từ sân bay tới Gare du Nord kéo dài khoảng 30 phút. Giá vé từ sân bay CDG ⬄ Paris: 11,40 €.

Dưới đây là những bến tàu trung tâm tại Paris có RER đi qua.

Plan RER B Paris avec correspondance

Cụ thể hơn, dưới đây là sơ đồ của RER B:

Di chuyển từ sân bay Charles de Gaulle đi các tỉnh

a. Tàu cao tốc (TGV)

Hệ thống đường Sắt Pháp có nhiều tuyến tàu cao tốc TGV kết nối trực tiếp từ sân bay Charles de Gaulle đến nhiều tỉnh & thành phố khác bao gồm: Aix-en-Provence, Avignon, Bordeaux, Lille, Lyon, Marseille, Montpellier, Nantes, Nîmes, Rennes, Toulouse và Valence,…

Gare TGV nằm ở sân bay Charles de Gaulle 2, ở điểm giao giữa Terminal 2C/2E với 2D/2F. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại gare TGV hoặc mua qua mạng tại trang chủ: https://www.sncf-connect.com/

Lưu ý : Đặt vé càng sớm bạn sẽ càng có vé rẻ. Ngoài ra, trong Guide này, bạn cũng sẽ tìm thấy dưới đây những chi tiết cụ thể hơn về hướng dẫn sử dụng tàu TGV để di chuyển giữa các vùng tại Pháp.

b. Máy bay

Từ sân bay Charles de Gaulle bạn có thể nối chuyến máy bay nội địa để đi về các tỉnh của Pháp hoặc di chuyển qua sân bay Orly (tham khảo thêm phần di chuyển từ Charle de Gaulle vào Paris) rồi nối chuyến ở sân bay Orly.

Lưu ý : Nếu bạn chọn máy bay để di chuyển về các tỉnh của Pháp thì bạn nên mua vé máy bay theo hình thức nối chặng (nghĩa là mua cùng lúc vé từ Việt Nam sang Paris và từ Paris về tỉnh) để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro. Khi mua vé nối chặng thường người ta sẽ canh sao cho bạn có đủ thời gian để di chuyển từ ga quốc tế sang ga nội địa và làm thủ tục check-in. Với vé nối chặng quốc tế và nội địa, trong trường hợp chuyến quốc tế đến trễ, bạn không kịp đi chuyến nội địa thì hoặc chuyến bay nội địa sẽ đợi bạn hoặc hãng hàng không sẽ tự động sắp xếp để bạn đi chuyến tiếp theo mà bạn không phải mất thêm phí gì cả.

c. Bus

Các bạn có thể di chuyển trực tiếp về các tỉnh của nước Pháp từ sân bay CDG bằng xe buýt đường dài. Hình thức di chuyển này khá rẻ nhưng lại tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn cần chú ý về điểm xuất phát khi đặt vé để tránh nhầm lẫn với bến xe buýt ở trung tâm Paris. Bạn có thể tham khảo một số hãng xe dưới đây:

4.5. Các ga lớn ở Paris

Đối với các bạn không mua vé tàu TGV thẳng từ sân bay Charles de Gaulle hoặc máy bay mà đi từ một ga ở bên trong Paris, phần dưới đây sẽ giới thiệu sơ lược cho các bạn về một số ga tàu tại Paris, và cách tới cách để đi đến các thành phố.

Để tìm được đường đi ngắn nhất từ CDG đến địa điểm mà bạn cần tới ở trong Paris, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm lộ trình đi lại của RATP: https://www.ratp.fr/

Lưu ý : trang web này chỉ đưa ra kết quả tìm kiếm cho những hành trình trong Paris và các vùng lân cận. Ngoài ra, bạn cần phân biệt :

    • Gare routière : ga của Bus, Navette (phương tiện đường bộ)
    • Gare SNCF : ga đường sắt

Tại Paris có 7 ga đường sắt, phục vụ cho các chuyến tàu đi về 4 phía của nước Pháp:

Gare Saint-Lazare Gare de Bercy

    • Tàu về vùng Normandie
    • Tàu về ngoại ô phía Tây của Paris (ligne J và L của Transilien)
    • Cách tới : RER E ; Métro 3, 9, 12, 13, 14

Gare de l’Est Gare de Paris-Austerlitz

    • TGV về các thành phố phía Đông nước Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Luxembourg
    • Tàu đêm tới Munich, Innsbruck, Hamburg và Berlin
    • Trong tương lai sẽ là điểm cuối của tàu CDG Express đến sân bay Roissy-Charles-de-Gaulle
    • Cách tới: Métro 4, 5 , 7

Gare de Paris-Montparnasse Gare du Nord

    • Bến đỗ của TGV Atlantique, đi về phía Tây và Tây Nam nước Pháp
    • TER đến vùng Basse – Normandie
    • TER về miền Trung (le Centre) (Le Mans, Chartres, …)
    • Tàu ngoại ô về phía Tây Paris Transilien N
    • Cách tới: Métro 4, 6, 12, 13

Gare de Bercy

    • Tàu Intercités về vùng Auvergne
    • TER (Transport Express Régional: Dịch vụ đường sắt phục vụ ngoại ô Paris) về Bourgogne
    • Cách tới : Métro 6 và Métro 14

Gare de Paris-Austerlitz

    • Phục vụ tàu về miền Trung nước Pháp (Centre De la France), Toulouse và les Pyrénées
    • Tất cả các tàu đêm Intercités về miền Nam
    • Tàu Intercités về Orléans và Tours
    • Cách tới: RER C, Métro 5 và Métro 10

Gare du Nord

    • TGV tới vùng Franche-Comté và miền Nam của Alsace
    • Tàu về miền Đông Nam nước Pháp, vùng Rhône-Alpes và Méditerranée
    • Tàu ngoại ô về vùng Đông Nam của Paris (vd: Fontainebleau, Montargis, …): điểm dừng của ligne R của tàu Transilien (tàu chuyên phục vụ các vùng ngoại ô Paris)
    • Cách tới: RER B, D, H, K; Métro 4, 5.

Gare de Lyon

    • TGV tới vùng Franche-Comté và miền Nam của Alsace
    • Tàu về miền Đông Nam nước Pháp, vùng Rhône-Alpes và Méditerranée
    • Tàu ngoại ô về vùng Đông Nam của Paris (vd: Fontainebleau, Montargis, …): điểm dừng của ligne R của tàu Transilien (tàu chuyên phục vụ các vùng ngoại ô Paris)
    • Cách tới : RER A, RER D, RER R; Métro 1, 14

Nếu bạn dưới 27 tuổi thì bạn có thể mua vé tàu và thẻ giảm giá.

4.6. Tới Pháp an toàn: Lưu ý về thất lạc hành lý và nạn trộm cắp

Nạn trộm cắp

Tình hình trộm cắp, lừa đảo và nạn mất đồ ở Pháp nói chung khá phức tạp, vì vậy các bạn cần nâng cao ý thức cảnh giác, bảo quản đồ cẩn thận (tuyệt đối không để đồ ra khỏi tầm mắt) và thường xuyên nhìn xung quanh (đặc biệt đối với các bạn di chuyển từ sân bay về tỉnh). Trong một số trường hợp may mắn, khi đã bị mất đồ, vài bạn vẫn tìm lại được đồ vì bọn trộm không mở được khóa hoặc phát hiện kịp thời nên việc khóa giữ đồ và luôn luôn cảnh giác là vô cùng quan trọng.

Mất đồ

Bạn bị mất đồ bên trong máy bay ? Bạn cần liên lạc trực tiếp với hãng hàng không của bạn để sớm thông báo về việc này. Bạn có thể tìm thấy trong liên kết này số điện thoại liên hệ của các hãng hàng không có chuyến bay tại Charles de Gaulle:

    • Vietnam Airlines: 01 44 55 39 90 (gọi từ Pháp)
    • Air France: 0825 775 775 (gọi từ Pháp)

Contact Perte de Bagages :

    • Phòng Đồ thất lạc của sân bay tại Terminal 1 và 3: giữa sảnh 5 và 6 của Terminal 1, “Niveau CDGVAL”
    • Terminal 2: Khu vực « Espace Services » (nằm giữa sảnh 2A/2C và 2B/2D)

Bạn có thể tham khảo trang web sau để có thêm thông tin về tìm lại đồ thất lạc tại các sân bay ở Paris tại đây.

Hành lý ký gửi bị thất lạc ?

Hành lý của bạn, nhìn chung, sẽ không bị mất mà chỉ bị thất lạc trong một chuyến bay khác hoặc bị chuyển tới chậm hơn. Thường thì các hãng hàng không đảm bảo sẽ chuyển hành lý thất lạc tới khách khoảng 24h sau khi chuyến bay đáp xuống. Tuy nhiên, nếu khi xuống sân bay và không tìm thấy hành lý ký gửi của mình, bạn cần ngay lập tức liên hệ với dịch vụ hành lý của hãng hàng không của bạn tại sân bay. Sau đó, một báo cáo thất lạc hành lý sẽ được lập, bạn nên cố gắng cung cấp nhiều thông tin nhất có thể về hành lý thất lạc.

Trong trường hợp hành lý của bạn được tìm thấy, đa số các hãng hàng không sẽ chuyển tới cho bạn miễn phí bằng đường bưu điện.

]]>
https://www.uevf.fr/2022/09/29/so-tay-du-hoc-phap-phan-b-thong-tin-chung-ve-du-hoc-phap/feed/ 0
Chi hội Aix-Marseille https://www.uevf.fr/2022/08/21/chi-hoi-aix-marseille-2/ https://www.uevf.fr/2022/08/21/chi-hoi-aix-marseille-2/#respond Sun, 21 Aug 2022 15:05:28 +0000 https://www.uevf.fr/?p=1593

I. GIỚI THIỆU CHI HỘI
1. Thành phố
Cách Paris 750km, thành phố Aix-en-Provence là một thành phố nhỏ bé với khoảng 41,000 sinh
viên trên tổng 142,000 dân. Đây là nơi du lịch nổi tiếng, vốn là cái nôi văn hóa của Pháp.
Nếu bạn bắt chuyến xe bus 50 đi từ Aix, chỉ sau tầm 20 phút đồng hồ, bạn đã đến Marseille – thành
phố biển tuy cổ kính nhưng lại mang hơi thở tươi trẻ và sắc xanh của Đại Trung Hải hòa với ánh nắng
chan hòa không bao giờ tắt.
2. Hội sinh viên
2.1. Giới thiệu chung
Hội Sinh viên Aix-Marseille là tổ chức xã hội của sinh viên Việt Nam sống và học tập tại hai thành phố
: Aix-en-Provence và Marseille. Hội chính thức hoạt động lại từ năm 2016.
2.2. Các hoạt động tiêu biểu
Ngày đầu tiên đặt chân xuống Aix hay Marseille các bạn đều hưởng sự trợ giúp qua chương trình Lễ
đón tân sinh viên. Ngoài ra, hội còn tổ chức những họat động thường niên, như Soirée de Noel, Tết là
để về nhà, Journée du Ski, Circuit de la Lavande… nhằm tạo dựng sân chơi cũng như cùng cố mối quan
hệ giữa các du học sinh đang sống xa nhà.
2.3. Thông tin liên hệ
Fanpage : Hội SVVN Aix-Marseille
Group : Hội sinh viên Aix-Marseille
uevam.fr@gmail.com
https://uevam.fr/

festival-automne

II. THÔNG TIN HỮU ÍCH
1. Thủ tục hành chính
1.1. Xác nhận VLS-TS trực tuyến
Với VLS-TS : Xác nhận trong vòng 3 tháng sau khi đến Pháp, thanh toán trực tuyến qua https://
administration-etrangers-en-france.interieur.gouv.fr
1.2. Carte Vitale (bảo hiểm sức khỏe do nhà nước hỗ trợ)
Bạn lập tài khoản và tải hồ sơ lên trên trang https://etudiant-etranger .ameli.fr/#/ để nhận số tạm thời.
Sau một năm, bạn có số chính thức để lập tài khoản yêu cầu làm carte vitale và đợi carte được gửi về hòm thư.

1.3. Gia hạn thẻ cư trú
Tại Aix, bạn đặt lịch hẹn trên website của sous-préfecture, chuẩn bị hồ sơ và mang nộp vào ngày rendezvous. Còn tại Marseille, các bạn xếp hàng tại Préfecture, lấy bộ hồ sơ rồi gửi qua đường bưu điện

thuyen-marseille
]]>
https://www.uevf.fr/2022/08/21/chi-hoi-aix-marseille-2/feed/ 0
Hội sinh viên Việt Nam tại Bordeaux, UEVBX https://www.uevf.fr/2022/04/12/hoi-sinh-vien-viet-nam-tai-bordeaux-uevbx/ https://www.uevf.fr/2022/04/12/hoi-sinh-vien-viet-nam-tai-bordeaux-uevbx/#respond Tue, 12 Apr 2022 21:38:25 +0000 https://www.uevf.fr/?p=712

I. GIỚI THIỆU CHI HỘI
1. Thành phố
Cách Paris 750km, thành phố Aix-en-Provence là một thành phố nhỏ bé với khoảng 41,000 sinh
viên trên tổng 142,000 dân. Đây là nơi du lịch nổi tiếng, vốn là cái nôi văn hóa của Pháp.
Nếu bạn bắt chuyến xe bus 50 đi từ Aix, chỉ sau tầm 20 phút đồng hồ, bạn đã đến Marseille – thành
phố biển tuy cổ kính nhưng lại mang hơi thở tươi trẻ và sắc xanh của Đại Trung Hải hòa với ánh nắng
chan hòa không bao giờ tắt.
2. Hội sinh viên
2.1. Giới thiệu chung
Hội Sinh viên Aix-Marseille là tổ chức xã hội của sinh viên Việt Nam sống và học tập tại hai thành phố
: Aix-en-Provence và Marseille. Hội chính thức hoạt động lại từ năm 2016.
2.2. Các hoạt động tiêu biểu
Ngày đầu tiên đặt chân xuống Aix hay Marseille các bạn đều hưởng sự trợ giúp qua chương trình Lễ
đón tân sinh viên. Ngoài ra, hội còn tổ chức những họat động thường niên, như Soirée de Noel, Tết là
để về nhà, Journée du Ski, Circuit de la Lavande… nhằm tạo dựng sân chơi cũng như cùng cố mối quan
hệ giữa các du học sinh đang sống xa nhà.
2.3. Thông tin liên hệ
Fanpage : Hội SVVN Aix-Marseille
Group : Hội sinh viên Aix-Marseille
uevam.fr@gmail.com
https://uevam.fr/

]]>
https://www.uevf.fr/2022/04/12/hoi-sinh-vien-viet-nam-tai-bordeaux-uevbx/feed/ 0